Vì sao mẹ nên để trẻ trải nghiệm những nguy hiểm nhỏ nhiều hơn?
Vấn đề an toàn cho con cái là nỗi trăn trở lớn nhất của những người làm cha làm mẹ. Các bậc cha mẹ lo lắng cho con cái là điều bình thường và tất nhiên.
Nhưng, nếu không để cho các em đối mặt với những nguy hiểm nho nhỏ thì các em sẽ không thể vượt qua được những nguy hiểm lớn trong cuộc sống. Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu những lý do mẹ nên để trẻ tự mình trải nghiệm những nguy hiểm nhỏ trong cuộc sống nhiều hơn qua bài viết sau nhé!
Vì sao trẻ cần trải nghiệm?
Một điều tra nghiên cứu cho thấy, khả năng sử dụng công cụ của các em nhỏ là rất kém, các em không biết dùng dao gọt bút chì, nếu để các em gọt tiếp thế nào cũng gọt vào tay. Nhưng nếu không cho các em gọt tiếp thì lần sau các em vẫn không biết gọt bút chì như thế nào. Con người nếu như không một lần nào thể nghiệm nguy hiểm thì sẽ không nảy sinh ra tư tưởng né tránh nguy hiểm. Nói một cách hơi quá, nhưng có thể nói lịch sử của nhân loại là lịch sử lặp đi lặp lại việc tiến hành đấu tranh với nguy hiểm.
Một ví dụ là các em nhỏ thường rất thích trèo cây. Với người lớn thì đó là sự nguy hiểm, nhưng với trẻ nhỏ thì đó lại là sự nguy hiểm có giá trị. Trước khi trèo lên cây, trẻ thường nhìn tổng thể xem có thể trèo lên được không. Nếu như nhận thấy có thể trèo lên được, trẻ sẽ nghĩ đến bước tiếp theo là xác định xem phải trèo từ đâu, cành cây kia có thể chịu được trọng lượng cơ thể mình không… khi xác định xong mọi việc các em mới chính thức trèo lên cây, đương nhiên cũng có khi các em bị trượt ngã. Nhưng, đó là thất bại do sự phán đoán của bản thân chưa được chuẩn xác và đó chính là kinh nghiệm phản diện để thành công trong lần trèo cây tiếp theo.
Tuy nhiên, ngày nay, các em nhỏ hầu như không có cơ hội để được nếm trải những sai lầm này. Nói một cách khác, đó là kết quả của việc cha mẹ bảo hộ con cái quá mức, đó là do quy mô gia đình ngày nay bị thu nhỏ, tỷ lệ sinh đẻ giảm, dân số trẻ giảm. Điều đó cho thấy rõ rằng, do người lớn quá lo lắng đến vấn đề an toàn của trẻ nhỏ nên trẻ không tự lập được sớm, không có năng lực tự mình giải quyết vấn đề. Ví dụ, quan sát giai đoạn tập đứng tập đi của trẻ nhỏ, có thể thấy khi mới bắt đầu, các em không biết phải giữ thăng bằng cho cơ thể như thế nào để có thể đi lại một cách độc lập. Nếu như cha mẹ vội vàng ra tay giúp đỡ, thấy con ngã liền đỡ dậy ngay, cứ làm như vậy liệu kết quả sẽ như thế nào? Không chỉ làm cho thời gian tập đi của trẻ bị kéo dài, mà e rằng sau này khi lớn lên nếu bị vấp ngã trên đường đời các em cũng không buồn đứng dậy nữa, mà cứ nằm đó chờ người đến nâng dậy.
Chính vì những lý do này, mẹ không nên vì sợ nguy hiểm mà ngăn cản việc trẻ trải nghiệm thế giới xung quanh. Thay vào đó, mẹ có thể tập trung hỗ trợ cho con một chế độ dinh dưỡng khoa học, bồi bổ cho trẻ uống sữa nhiều hơn để con có sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Để tìm hiểu về sòng sữa bột chất lượng của thương hiệu Vinamilk, mẹ có thể truy cập tại đây.