Cách giúp trẻ khắc phục tính nhút nhát
Các nghiên cứu nói rằng, trẻ sinh ra sợ 2 thứ: âm thanh lạ và sự vấp ngã, nỗi sợ hãi tâm lý này là do cha mẹ thường xuyên dọa con hoặc do người mẹ lúc mang thai nhút nhát hay giật mình vì chuyện vặt,…cũng ảnh hưởng đến con, khiến trẻ trở nên nhát gan.
Lâu dần, ở trẻ hình thành tính cách rụt rè, lạnh nhạt, cô độc, tự ti… Do vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải giúp cho trẻ khắc phục nỗi sợ hãi, học làm một người dũng cảm.
1. Tăng lòng tự tin:
Đây là phương pháp quan trọng của việc khắc phục tâm lý nhút nhát. Người lớn đầu tiên phải tìm hiểu và an ủi những đứa trẻ hay sợ hãi, đừng ép trẻ phủ nhận, che đậy nỗi sợ hãi. Nói cho trẻ biết có rất nhiều người lớn và trẻ con đã từng trải qua nỗi sợ hãi, như vậy có thể khiến cho trẻ mất đi cảm giác tự ti, tăng sự tự tin.
2. Để trẻ làm một số những việc thuộc khả năng của mình:
Ví dụ như đưa đồ đến nhà hàng xóm, sắp xếp bát đũa trước khi ăn cơm…, rèn luyện khả năng cho trẻ, để trẻ biết mình có thể làm được nhiều việc.
3. Thực hiện giáo dục một cách khoa học:
Nói rõ với trẻ thế giới tự nhiên cái gì đáng sợ, cái gì không đáng sợ, dạy con biết cách tránh né nguy hiểm, như vậy cũng có thể cho con kinh nghiệm sống phong phú, giảm bớt tâm lý nhút nhát. Nếu con sợ qua đường, có thể đưa con đi tham quan chòi canh giao thông và nói cho con biết về quy tắc giao thông, để con biết khi nào qua đường là an toàn, khi nào qua đường là nguy hiểm. Trẻ sợ những con vật nhỏ, có thể để trẻ chơi đồ chơi động vật, nhìn người khác chơi với con vật nhỏ, sau đó để dần dần tiếp cận với một số con vật nhỏ hiền lành, cùng người khác chơi đùa với nó, sau cùng để trẻ tiếp xúc một mình.
4. Cha mẹ cần phải mạnh mẽ để con làm gương:
Cha mẹ nên mạnh dạn, dũng cảm trong cuộc sống, gặp chuyện phải bình tĩnh, không được hoảng hốt vì chuyện vặt hoặc vui buồn thất thường.
Ví dụ trong nhà phát hiện có một con chuột, nếu người mẹ hét lên và bỏ chạy thì trẻ làm sao có thế giữ được bình tĩnh. Dùng biện pháp ôn hoà để đối xử với lỗi lầm của con, đừng dọa nạt hoặc đánh mắng trẻ.
Rất nhiều trẻ nhút nhát là do bị cha mẹ bịa ra những câu chuyện ma quỷ, mèo hoang và sói xám để dọa con. Nếu trẻ chỉ mắc lỗi nhỏ mà trừng phạt nghiêm khắc thường cũng sẽ khiến cho trẻ căng thẳng và hoảng sợ. Do vậy cha mẹ phải áp dụng biện pháp thích hợp, kiên trì giáo dục con mình.
5. Tạo một không khí hoà thuận vui vẻ:
Làm như vậy để bé có thể dần dần xoá bỏ trạng thái căng thẳng của trẻ. Nên thường xuyên để cho con chơi cùng với những đứa trẻ cùng lứa tuổi; khi khách đến để nó thể hiện tiết mục, rót nước trà…, đồng thời dành cho nó sự khen thưởng và khích lệ kịp thời; cẩn thận giúp con chọn xem những chương trình bổ ích trên ti vi, tránh cho con gặp phải những hình ảnh kích động mạnh.
Nếu như trẻ nhút nhát đến mức trở thành một trạng thái tâm lý tương đối cố định như: giật mình vào ban đêm, đái dầm, nằm mờ thấy ác mộng…, cha mẹ phải lập tức gặp các chuyên gia tâm lý để xin tư vấn giúp đỡ .
Để trẻ có tình cách năng nổ, cởi mở, hoạt bát thì cha mẹ nên cho trẻ đi ra ngoài chơi với bạn bè cùng trang lứa vào mỗi dịp cuối tuần, giúp trẻ làm quen với bạn mới, vui chơi nhiều hơn. Đặc biệt, tình cảm gia đình luôn vui vẻ và thấu hiểu cho nhau. Các bạn có thể thấy dinh dưỡng và tâm lý đều là 2 thứ quan trọng cho sự phát triển của trẻ, để biết nhiều hơn bạn có thể tham khảo tại đây.