Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc giúp bé khỏi bệnh
Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Đây có lẽ là câu hỏi thường gặp của nhiều bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con. Tiêu chảy luôn là vấn đề hay gặp ở các bé và là nỗi đau đầu của hầu hết các mẹ trong việc tìm cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn những phương pháp trị tiêu chảy hiệu quả.
Nuôi dạy con không chỉ cần tình yêu, mà còn cần kiến thức chăm sóc và dạy dỗ trẻ khoa học. Trước khi áp dụng các cách điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mẹ cần biết nguyên nhân gây tiêu chảy, từ đó xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng của bé.
Nguyên nhân của tiêu chảy
Nguyên nhân khiến bé tiêu chảy có thể do ăn uống:
– Pha sữa đặc quá hoặc loãng quá
– Cho trẻ ăn quá sớm những thức ăn khó tiêu như: thịt, rau, trứng, hoặc cho ăn với liều lượng nhiều quá, ăn nhiều bột quá…
– Do ngộ độc thức ăn, trẻ ăn phải thực phẩm bị thiu, sống hoặc có nhiều dư lượng thuốc trừ sâu.
– Có thể do vi trùng hay virus gây ra, đặc biệt là virus rota (hay còn gọi là virus hình bánh xe), thường gây bệnh tiêu chảy cấp vào mùa đông, có thể chuyển từ những ổ viêm nhiễm ở tai mũi họng xuống gây bệnh ở ruột.
Triệu chứng
Trẻ bị tiêu chảy cấp khi có triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân toàn nước hoặc lổn nhổn lẫn nước với chút phân và xảy ra dưới 7 ngày. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh con đang bú mẹ có thể đi ngoài mỗi ngày 5 – 6 lần hay nhiều hơn nữa là hiện tượng bình thường. Phân của bé còn tùy vào sữa mẹ. Nếu cha mẹ thấy trẻ vẫn chịu bú và tăng cân đều, bạn không có gì phải lo ngại.
Do bị tiêu chảy nhiều lần và có thể kèm theo nôn, đồng thời có thể trẻ sẽ ăn uống ít hoặc từ chối ăn uống do đau bụng nên trẻ có thể bị mất nước và điện giải. Trẻ bị tiêu chảy liên quan đến việc mất nước, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, có tỉ lệ tử vong cao.
Vì vậy, bạn cần chú ý bù nước cho trẻ ngày từ khi trẻ chưa có dấu hiệu mất nước. Và nếu trẻ đi ị nhiều lần trong một giờ, dù sắc thái của trẻ không có gì đáng chú ý, bạn cũng phải đưa trẻ tới bác sĩ ngay.
Biểu hiện mất nước ở trẻ bị tiêu chảy và nôn ói nhiều có thể được theo dõi như sau:
- Mất nước độ 1: Trẻ vẫn tỉnh, người hơi mệt mỏi kích thích, khát nước, thóp bình thường, khóc vẫn có nước mắt, mắt trũng nhẹ, đi tiểu ít hơn một chút. Lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của trẻ thì vết nhăn nhô lên một chút rồi lại bình thường trở lại. Trẻ đã bị mất chừng 4-5% lượng nước trong cơ thể.
- Mất nước độ 2: Trẻ hoạt động ít, người lờ đờ như buồn ngủ, thở sâu và nhanh hơn bình thường thóp lõm nếu còn thóp, da khô, khóc không có nước mắt, hai hốc mắt lõm, đi tiểu rất ít. Lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của trẻ thì thấy lớp da nhô lên và cứ giữ vết nhăn như thế một lúc lâu. Trẻ đã bị mất chừng 6-9% lượng nước của cơ thể.
- Mất nước độ 3: Trẻ có thể bị rơi vào trạng thái hôn mê hoặc lờ đờ, vẻ mặt căng thẳng lo sợ. Mạch nhanh và yếu, thở sâu và nhanh. Mắt trũng, thóp trũng, da rất khô, khóc không có nước mắt và không có nước tiểu hoàn toàn. Trẻ đã bị mất trên 10% lượng nước trong cơ thể
Một cách nữa để xác định chính xác lượng nước đã mất là cân trẻ rồi lấy số cân trước đây trừ đi số cân mới.
Bé bị tiêu chảy nên ăn gì và cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Về chế độ ăn
– Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ.
– Có thể phải kiêng sữa bò nếu trẻ đang uống sữa bò, khi đó bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ một số loại thức ăn thay thế, hoặc cho trẻ uống sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy. Nếu không có sữa hoặc thức ăn thay thế, trong trường hợp cần thiết, cha mẹ có thể vẫn cho con uống sữa quen dùng nhưng cần pha loãng hơn bình thường một chút để dễ tiêu.
– Nếu trẻ ở độ tuổi ăn dặm, bạn nên bỏ hẳn sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomai,… cho trẻ ăn lỏng hơn, bớt chất đạm và chất béo đi một chút để dễ tiêu hóa hơn. Thức ăn lành nhất cho trẻ lúc này là cháo thịt nạc thăn ninh nhừ, nấu với cà rốt và chút rau. Theo Đông y, lúc này nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu như thịt bò, một số loại cá, lươn, cua, ốc,…
– Cho trẻ ăn hoa quả lúc này cũng tốt nhưng nên chú ý chọn quả thật chín, tránh một số loại quả chua như cam, quýt, bưởi vì các loại quả chua gây tăng kích thích như động ruột, có thể làm trẻ bị đi ngoài nhiều lần hơn.
– Bạn có thể trị tiêu chảy cho bé bằng cà rốt như sau: Dùng 500g cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ cho vào nồi khoảng 1 lít nước, đun nhừ. Với trẻ nhỏ từ 3-5 tháng, bạn có thể lấy nước này cho trẻ uống hoặc dùng để pha sữa.
– Với trẻ từ 5 tháng trở lên, bạn có thể xay nhuyễn rồi cho trẻ ăn thay một hoặc hai bữa bột trong ngày. Bạn cũng có thể làm loãng để cho trẻ ăn trong bình. Cà rốt và chuối là hai món ăn rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy vì nó có tác dụng hút chất độc có trong đường ruột và kéo ra ngoài.
– Khi trẻ hết tiêu chảy và ăn bình thường trở lại, nên tăng lượng sữa và các loại thức ăn từ từ ngay cả khi trẻ có đói, đòi ăn nhiều chăng nữa để giúp đường ruột của trẻ thích nghi dần trở lại.
– Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như chuối, cam, xoài… Để an toàn bạn nên tránh dùng các loại thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và và những chất đầy bụng, khó tiêu hóa như măng, rau cần, bắp và đậu nguyên hạt, các loại nước có ga.
Điều trị
– Việc trước tiên cần làm ngay là cho trẻ uống nước, nước uống của trẻ có thể là nước cháo, nước gạo rang, nước nấu cà rốt hoặc dung dịch oresol (dung dịch đa điện giải) nếu cần thiết. Khi cho trẻ uống dung dịch này, cha mẹ cần lưu ý pha đúng theo chỉ dẫn, nếu pha không đúng theo chỉ dẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
– Trong những trường hợp mất nước từ độ 2 trở lên, bác sĩ thường giữ trẻ lại bệnh viện để theo dõi việc bù nước và có thể phải bù nước và điện giải bằng con đường truyền tĩnh mạch nếu trẻ không uống được, nôn nhiều hoặc mất nước quá nặng.
– Trong mọi trường hợp, cha mẹ không nên cho con dùng bất cứ loại thuốc nào với mục đích làm ngừng về tiêu chảy, về nguyên tắc, thuốc làm ngừng tiêu chảy sẽ làm cho các chất độc có trong ruột không được tống hết ra ngoài mà tích lại trong đường ruột, có thể gây nhiễm độc cho trẻ.
– Thuốc khánh sinh chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ, về nguyên tắc, bác sĩ chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi xét nghiệm phân có vi khuẩn như: tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, hoặc khi trẻ bị viêm nhiễm đường tai mũi họng kèm theo.
– Theo Đông y và kinh nghiệm dân gian, khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ có thể cho trẻ uống nước gạo rang, uống một chút nước ấm có pha mật ong để giúp trẻ bình ổn tỳ vị. Ngoài ra có thể cho trẻ uống chút nước lá mơ lông đun sôi hoặc nếu trẻ lớn có thể cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà rán với lá mơ lông thái nhỏ, lá mơ lông rất có hiệu quả trong việc chữa chứng kiết lỵ ở giai đoạn đầu.
Khi điều trị tại nhà, lưu ý cách pha chế dung dịch điều trị tiêu chảy như sau:
– Oresol là dung dịch tốt nhất điều trị tiêu chảy (một gói ORS có chứa: glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g). Một gói oresol hòa tan hoàn toàn, khuấy đều với một lít nước ấm. Nếu để dung dịch quá 24 giờ thì cần đổ đi và pha dung dịch mới.
– Nước cháo muối: Một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.
– Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng, cho một muỗng cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho bé uống dần.
Cách cho uống:
– Trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng ít một bằng thìa. Trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ muốn ói, đợi tầm 5-10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho bé uống từ từ hơn, uống từng muỗng cách nhau 2-3 phút.
– Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước, nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều tri phục hồi nước và điện giải.
Ngoài chế độ dinh dưỡng bé bị tiêu chảy nên ăn gì, chúng ta cũng cần biết thêm cách phòng bệnh cho bé
– Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ luôn bảo đảm vệ sinh, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, có chứa kháng thể tăng cường miễn dịch mà chi phí lại thấp.
– Cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng với thức ăn đủ chất dinh dưỡng.
– Sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống và vệ sinh.
– Pha chế sữa đúng liều lượng.
– Rửa sạch và làm tiệt trùng các bình sữa trước khi pha sữa cho trẻ ăn.
– Rửa tay sạch sẽ khi pha chế đồ ăn cho trẻ.
– Dùng nước tinh khiết, vệ sinh môi trường sống.
– Thức ăn cần được bảo quản cẩn thận, không để ruồi nhặng bâu, không ăn đồ ôi thiu.
– Vệ sinh tủ lạnh đúng quy trình.
– Các loại rau quả phải được ngâm rửa cẩn thận tránh dư lượng thuốc trừ sâu cao.
– Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, và sau khi đi ngoài, thay tã cho trẻ.
– Tiêm phòng sởi.
Ngoài ra để tăng sức đề kháng cho bé, và để bé có một cơ thể khỏe mạnh, các mẹ bỉm sữa cũng đừng quên cho bé uống sữa hàng ngày và chọn dòng sữa phù hợp với thể trạng phát triển của bé nhé.
Optimum Gold của Vinamilk bổ sung loại đạm dễ tiêu hóa hấp thu, cung cấp lượng axit amin thiết yếu cao, cân đối cùng tỉ lệ đạm whey casein phù hợp giúp đường ruột của trẻ khỏe mạnh, trẻ dễ tiêu hóa hấp thu, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ.
Cảm ơn các bà mẹ đã quan tâm và tham khảo thông tin về Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, chúc các mẹ chăm sóc bé thành công và ăn mau chóng lớn nhé.