Chế biến thức ăn dặm sai cách khiến bé vẫn hoài biếng ăn

Vị giác của trẻ cũng khá nhạy cảm, theo các nghiên cứu, ngay từ nhỏ trẻ đã nhận biết được bản thân thích món này hay món khác. Một số bà mẹ nghĩ rằng miễn con đủ chất, khỏe là được, không cần biết con có thích hay không.

Đây chính nguyên nhân dẫn đến việc chế biến các món ăn không đúng với khẩu vị của trẻ, cứ tới bữa ăn là lắc đầu nguầy nguậy.

Cách chế biến sai lầm của đa số mẹ Việt

Thúc ép trẻ và ăn với lượng không phù hợp sẽ khiến trẻ sợ những cử ăn

Ngoài lí do món ăn do mẹ cung cấp không thích thì còn một lí do khác đó chính là nấu cả bữa 1 vị ví dụ như nấu chung thịt, rau, gạo ra một bát cháo cho bé ăn cả bữa. Với một số nguyên liệu, mùi vị đơn thuần của nó có thể át hết tất cả các vị các loại thức ăn khác. Một vị hỗn hợp ăn nhiều ngày có thể khiến bé ngán. Trong bữa cơm hằng ngày của người lớn đều chứa một món mặn, rau luộc hoặc canh, món xào và cơm, đa dạng và phong phú là thế để không bị chán, trẻ con cũng như vậy, bé cũng cần được ăn nhiều loại thức ăn trong một bữa.

Tạo thói quen từ nhỏ cho con như mẹ Nhật

Người Nhật hay cho con ăn riêng từng món, mỗi thứ một ít, không nhiều nhưng cũng đủ để thử và phân biệt các vị khác nhau của thực phẩm. Tùy theo sở thích của bé, có thể bé sẽ không ăn hết món này nhưng lại “chén” sạch món khác.

Cho trẻ ăn riêng mới thực sự nếm được các vị khác nhau của thực phẩm từ nhỏ, khiến vị giác tinh tế hơn. Ngoài ra, cho trẻ ăn từng món riêng biệt còn giúp mẹ dễ dàng phát hiện món ăn trẻ bị dị ứng, đường ruột có thể tiêu hóa được món ăn đó hay không. Cũng không nên thúc ép con thử món này món kia, bạn cứ trí tò mò của trẻ được phát huy.

Ngay khi bắt đầu những tuần đầu tiên, để pha bột ăn dặm cho bé để hệ tiêu hóa có thể làm quen trước với thức ăn khác ngoài sữa, mẹ nên pha bột loãng và chỉ nên cho con ăn từng chút một.

Các món ăn được làm và bảo quản một cách riêng biệt

Bé có thể thích một món ăn và ăn nhiều hơn vào lúc ban đầu, trẻ em Nhật phần lớn rất thích ăn cơm trắng, các bà mẹ vẫn không tỏ ra một chút mảy may lo lắng. Sau này bé lớn hơn một chút, sử dụng cơm như bữa ăn chính thì có thể tập cho trẻ ăn lại từ đầu các món ăn thịt, cá, rau các loại. Nhờ quá trình ăn dặm nhuyễn từ dạng lỏng (mịn gần như bột) sang dạng đặc hơn đã giúp mẹ phát hiện được bé ghét và thích thức ăn loại thức ăn nào để tập lại cho bé dần từng món, nhiều trẻ có xu hướng ăn rất thiên lệch.

Vì không chăm chắm lo cho nó tăng cân, nên vào những khoảng thời gian sinh lý, lúc bé ốm đau, bé lười ăn hơn thì họ cũng không sốt ruột mà ép uổng bé, dẫn đến ấn tượng sợ ăn, và mắc bệnh chán ăn mãn tính luôn.

Cách chế biến các món ăn dặm theo kiểu Nhật điều quan trọng là không nêm thêm gia vị, phải kiên nhẫn tập cho trẻ khi chưa quen và phải có đồng ý kiến giữa các thành viên trong gia đình để phương pháp này được hiệu quả hơn.

Share This
COMMENTS
Comments are closed