Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần những dưỡng chất gì ?
Thời kỳ mang thai luôn đi kèm với một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu một cách phù hợp. Không những cẩn trọng với việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày mà với cả việc lựa chọn khi dùng thuốc. Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra sẽ thông minh, khỏe mạnh, vì vậy trong giai đoạn mang thai bé phải luôn luôn cẩn thận khi dùng bất cứ gì.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần những dưỡng chất gì ?
Hấp thụ đủ nhiệt lượng
Thai phụ trong thời gian này do lượng chất béo tích tụ lớn và các cơ quan tổ chức mới của thai nhi hình thành, nhiệt lượng tiêu hao nhanh hơn thời kỳ chưa mang thai. Vì thế, nhu cầu nhiệt lượng tăng cao, cộng với thai kỳ tiếp tục dần dần cũng tăng lên.
Lúc này, đảm bảo nhiệt lượng cung cấp cho thai phụ là rất quan trọng. Nếu nhiệt lượng thai kỳ cung ứng không đủ, lượng đường và chất béo tích lũy trong cơ thể người mẹ sẽ bị tiêu hao để cung cấp cho thai nhi.
Thai phụ sẽ có biểu hiện gầy đi, tinh thần không phấn chấn, da dẻ khô ráp, xương cốt thoái hóa, mạch đập chậm hơn, nhiệt độ cơ thể giảm, sức đề kháng suy thoái… Theo nghiên cứu, thai phụ hấp thụ nhiệt lượng trong các bữa ăn trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát dục của thai nhi, lượng hấp thụ ít có thể khiến thể trọng thai nhi thấp.
Xem ngay: “Mẹ bầu luôn khỏe mạnh nhờ các món ăn tốt cho bà bầu” tại link https://goo.gl/MeRUJR
Vì thế, thai phụ nên hấp thụ đầy đủ nhiệt lượng, điều này có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc duy trì lượng đường huyết luôn cân bằng.
Vì đường glucose là nhu cầu cần thiết đối với sự chuyển hóa của thai nhi, có lợi cho hệ hô hấp của thai nhi. Khi thai nhi tiêu thụ lượng đường glucose tương đối nhiều từ người mẹ, người mẹ không thể không oxy hóa lượng chất béo và protein trong cơ thể để cung cấp cho thai nhi.
Khi lượng đường glucose của cơ thể không đủ, chất béo huy động quá nhanh, khi oxy hóa không hoàn toàn rất dễ xuất hiện triệu chứng ngộ độc acid xeton, hoặc ketosis. Thai phụ bị trúng độc acid xeton thường xuất hiện các hiện tượng như: Đường máu thấp, xeton máu cao.
Do thai phụ thiếu dưỡng khí dẫn đến thai nhi cũng bị thiếu dưỡng khí, đối với sự phát dục của não bộ và hệ thần kinh thai nhi bị ảnh hưởng đặc biệt không tốt.
Nhu cầu của thai phụ hằng ngày các loại đường vào khoảng 400 – 500g, tốt nhất căn cứ theo tình trạng thể trọng bản thân điều chỉnh nhiệt lượng cần thiết hằng ngày, thể trọng thai phụ toàn thai kỳ có thể tăng khoảng 12,5kg là phù hợp, thời kỳ giữa và cuối thai kỳ mỗi tuần tăng từ 0,3 – 0,5kg.
Thai phụ nên cung cấp lượng nước phù hợp
Nước là một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chiếm khoảng 60% tổng trọng lượng toàn cơ thể. Nó có thể tham gia vào quá trình vận chuyển và trao đổi chất, điều tiết chức năng của các tổ chức trong cơ thể, đồng thời giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Thai phụ và thai nhi đều cần nước, vì thế, thai phụ hằng ngày cần phải uống lượng nước vừa đủ để bổ sung cho sự tiêu hao của cơ thể. Tuy nhiên, uống nước cũng cần có hạn độ nhất định, đồng thời không nên nghĩ càng nhiều càng tốt.
Nếu hấp thụ lượng nước quá nhiều, không thể bài thải ra ngoài theo nhu cầu, đa phần lượng nước thừa sẽ trữ lại trong cơ thể, dẫn đến hoặc gia tăng chứng phù thũng. Thông thường, thai phụ hằng ngày uống khoảng 1,5l nước là đủ.
Đương nhiên, đây không phải là con số tuyệt đối chính xác, cần căn cứ vào tình hình của thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý khác nhau để có sự tăng giảm, nhưng cũng không nên vượt quá 2l.
Thai phụ cũng có thể uống lượng trà thích hợp, nhưng trà uống cần nhạt, đồng thời không nên uống trà vào buổi tối.
Xem ngay:” Cách tăng chiều cao cho bé từ thực đơn bữa trưa bổ dưỡng” tại link https://goo.gl/5a1dNQ
Hấp thụ phù hợp lượng protein
Protein cung cấp không đầy đủ, dễ khiến cho thể lực thai phụ bị suy nhược, thai nhi sinh trưởng chậm hơn, sau khi sinh hồi phục sức khỏe chậm hơn, tiết sữa giảm và loãng.
Cho nên, thai phụ mỗi ngày cần cung cấp lượng protein khoảng 90 – 100g. Nhưng nếu thai phụ loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao, thì có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của người mẹ, tăng cường áp lực cho tràng vị.
Đồng thời ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, khiến cho việc hấp thụ dinh dưỡng bị mất cân bằng.
Nghiên cứu đã chứng minh, nếu hấp thụ quá lượng protein, trong cơ thể sản sinh ra một lượng lớn các chất độc hại như hydrogen sulfide, histamin, rất dễ dẫn đến các hiện tượng trướng bụng, ăn uống không ngon, chóng mặt, mệt mỏi…
Đồng thời, nếu hấp thụ lượng protein quá cao, không chỉ tạo nến các chất nito tăng cao có trong máu, hơn nữa còn dễ dẫn đến hàm lượng cholesterol tăng cao, khiến cho cầu thận của thận bị áp lực quá hư nhược. Vì thế, thai phụ nên hấp thụ lượng protein cao thích hợp.
Ngoài chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thì cũng nên lưu ý khi sử dụng thuốc
Việc dùng hay không dùng thuốc trong thai kỳ là vấn đề đáng được mọi người quan tâm, cũng là vấn đề cần được mọi người nhìn nhận một cách thận trọng. Đối với thai phụ, một người dùng thuốc có nghĩa là cùng lúc có hai người chịu tác dụng của thuốc, thai nhi trở thành đối tượng dùng thuốc bị động.
Thuốc một mặt có thể thông qua nhau thai trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi, mặt khác có thể thông qua những thay đổi ở cơ thể mẹ gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, nghiên cứu dùng thuốc an toàn trong thai kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn cho thai phụ, tạo điều kiện để thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Phụ nữ sau khi mang thai, trong suốt thai kỳ, do trong cơ thể xảy ra hàng loạt biến đổi sinh lý nên chỉ cần thiếu chú ý là có thể nhiễm một số bệnh. Để đảm bảo cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi, cần dùng thuốc đế’ chữa trị kịp thời.
Có một số thai phụ trước khi mang thai đã có bệnh, sau khi mang thai vẫn tiếp tục trị liệu hoặc để phòng tránh bệnh ảnh hưởng đến thai nhi nên cũng cần phải điều trị bằng thuốc. Nếu trong thai kỳ, thai nhi và mẹ xảy ra những tình huống bất thường, hoặc trước và sau khi sinh cần phải tiến hành một số xử lý, cũng thường phải dùng đến thuốc.
Trên thực tế, dùng thuốc hợp lý trong thai kỳ có thể giảm thiểu tỉ lệ sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu, tỉ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh cũng giảm thiểu. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc bất hợp lý trong thai kỳ sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, thậm chí còn dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng. Vì vậy, thai phụ dùng thuốc trong thai kỳ cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những loại thuốc Đông y nào thai phụ không được dùng?
Thai phụ không nên dùng những loại thuốc Đông y dưới đây:
Loại hoạt huyết, phá khí: “Hoạt huyết” đế tăng tôc độ tuần hoàn máu, có thể gây ra hiện tượng sảy thai. “Phá khí” gây khí huyết rối loan, khí loạn thì rất khó giữ thai. Loại thuốc Đông y này gồm có: đào nhân, hồng hoa, nhũ hương (Frankincense)…
Loại lợi hạ: Loại thuốc Đông y này thường có tác dụng lợi tiểu, thông tạng phủ, thường dùng khi thương âm tổn khí. Ví dụ: Hoạt thạch, cam toại, nguyên hoa, ba đậu…
Loại cay, nhiệt: Thuốc cay nhiệt có thể gây sẩy thai. Những loại này gồm có: phụ tử, nhục quế, xuyên ô…
Loại có độc: Thủy ngân, thục hoàng … đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Không chỉ thuốc Đông y có ảnh hưởng đến thai nhi, mà do thành phần thuốc Đông y đã tinh chế khá phức tạp nên khi sử dụng cũng phải hết sức thận trọng.
Những loại thuốc Tây y nào có ảnh hưởng đến thai nhi?
Trong 10 tháng mang thai, thai phụ khó tránh khỏi nhu cầu dùng đến thuốc do mắc bệnh. Có rất nhiều thai phụ lo sợ thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên không dám sử dụng, kết quả là không chữa khỏi bệnh, làm cho bệnh tình càng diễn biến phức tạp hơn.
Cũng có những thai phụ do bởi dùng thuốc nên kiên quyết đòi phá thai nhân tạo. Những cách làm này đều không đúng đắn, cần tìm hiểu những loại thuốc nào có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
(1) Loại kháng sinh: Tetracycline có thể sẽ ức chế phát triển xương ở thai nhi, làm cho sữa và răng có màu vàng, có nguy cơ dẫn đến bệnh đục nhân mắt bẩm sinh; Sunfanilamit có thể dẫn đến chứng tăng bilirubin huyết ở trẻ sơ sinh.
(2) Loại hormon: Hormon sinh dục, hormon hoàng thể có thể làm cho thai nhi giới tính nam bị nữ tính hóa, thai nhi giới tính nữ bị nam tính hóa; hormon tuyến thượng thận có thể dẫn đến sứt môi, hở hàm ếch; glucococticoit có thể dẫn đến thai chết lưu, sinh non v.v…
(3) Loại an thần: Chlorodyne, barbitone, phenobarbitone v.v… có thể dẫn đến dị tật tứ chi ở thai nhi, sứt môi, hở hàm ếch, bệnh tim v.v…
(4) Loại giải nhiệt, giảm đau: Thời kỳ đầu mang thai uống aspirin có thể làm cho thai nhi bị hở hàm ếch, dị tật ở huyết quản, hệ thần kinh và thận. Uống trong thời kỳ cuối mang thai có thể khiến cho thai nhi bị xuất huyết.
(5) Loại giảm huyết áp, lợi tiểu: Rezecpin có thể làm cho tim thai chậm lại, trẻ sinh ra bị chứng nghẹt mũi.
(6) Loại vitamin: Vitamin A có thể làm cho xương của thai nhi bất thường, đục nhân mắt bẩm sinh; vitamin D quá lượng có thể làm cho canxi trong máu thai nhi quá cao.
(7) Các loại khác: Những loại thuốc trị u nang, tuyến giáp, chống đông máu, chống dị ứng v.v… đều có thể dẫn đến dị tật ở thai nhi.
Cũng cần hiểu rằng: không phải hễ cứ dùng thucíc là sẽ bị những tổn hại giống nhau, điều này còn liên quan đến liều lượng dùng, cách dùng, thời gian dùng, và tuổi thai cũng như thể chất thai phụ.
Vì thế, khi có bệnh nên kịp thời lựa chọn thuốc thích hợp để sử dụng. Có bệnh mà không dùng thuốc, không những nguy hiểm cho thai phụ mà còn có hại đến cả thai nhi.
Chúc các bà bầu có những tháng ngày mang thai bé khỏe mạnh và đầy đủ dinh dưỡng sau khi đọc bài viết của chúng tôi nhé. Ngoài ra các mẹ bầu cũng nên để tâm trạng luôn thoải mái, nghe nhạc, vận động nhẹ nhàng, tránh căng thẳng ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng. Để biết thêm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đọc tại đây.