Đầy hơi có phải nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ?

Đầy hơi, chường bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ, nhưng nếu không khắc phục, lượng hơi trong dạ dày nhiều, trẻ sẽ dễ bị nôn trớ gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!

1. Nguyên nhân bé bị đầy hơi

Đầy hơi, chướng bụng ở trẻ thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp hoặc do cách chăm sóc chưa đúng của phụ huynh như: cho con ăn dặm quá sớm khi bé chưa mọc đủ răng, ép con ăn hoặc bú quá nhiều, v.v…

Khi còn bé, hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn thiện và dạ dày chưa có khả năng để tiết nhiều men tiêu hóa thức ăn, khiến lượng thức ăn dễ bị ứ động trong đường ruột của bé sinh ra sự lên men khiến bé dễ bị đầy hơi.

Ở giai đoạn sơ sinh thì việc ép hoặc cho ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây cản trở đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày và chiều dài ruột tương ứng. Dạ dày của trẻ giai đoạn này cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Nếu bị ép ăn quá nhiều một lúc hoặc chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn trớ. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng tiêu chảy, chướng bụng ở trẻ. 

Trẻ bị đầy hơi do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu: Khi ăn phải những thức ăn này, cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn gây ra viêm ruột, nôn ói, tiêu chảy. Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột.

Để sữa ngập núm vú, để hơi không lọt vào bình lúc bé bú

2. Cách khắc phục đầy hơi, chướng bụng cho con

– Massage bụng cho trẻ: ba mẹ cần massage bụng cho trẻ thường xuyên, không những trẻ thấy thoải mái mà cách này sẽ giảm được lượng hơi trong dạ dày hiệu quả. Bà mẹ nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

– Giúp trẻ xì hơi: để đẩy được lượng khí hơi ra ngoài nhanh, ba mẹ có thể sử dụng động tác “đạp xe”. Để trẻ nằm ngửa và nắm lấy chân trẻ cử động giống như việc đi xe đạp hoặc kéo nhẹ nhàng chân trẻ lên lên ngược rồi hạ xuống đều, lần lượt 2 chân, điều này sẽ khiến trẻ rất thích thú giúp trẻ thả được lượng hơi trong bụng. Cần lưu ý, không nên làm việc xì hơi này ngay sau trẻ mới bú sữa hoặc ăn, ngoài ra bạn có thể vuốt lưng cho trẻ khi trẻ bú sữa sẽ giảm được lượng hơi ú đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn, ọc sữa. Hoặc ôm trẻ hơi ngả người xuống, bụng trẻ nằm trên cánh tay người mẹ và đu đưa trẻ, đây cũng là cách giúp trẻ xì hơi tốt.

– Giúp trẻ ợ hơi ra ngoài: sau mỗi lần cho con bú, đừng quên giúp bé ợ hơi nhé. Một số bé khó để ợ hơi hơn những bé khác nhưng đừng vội nản. Bạn có thể thử nhiều tư thế và phương pháp nhau như:

+ Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé.

+ Ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ.

+ Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.

+ Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho bé.

+ Để bé nằm sấp trên đùi bạn và vỗ hoặc xoa lưng cho bé.

+ Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, bạn có thể thực hiện động tác nhiều lần.

Khắc phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ là một việc cần thiết, tránh trường hợp là trẻ đầy hơi dẫn đến nôn trớ sẽ gây hoảng sợ và quấy khóc ở con. Nếu trẻ bị nôn trớ mà chưa tìm ra cách xử lý, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây.

Share This
COMMENTS
Comments are closed