Dinh dưỡng của mẹ

Trong cơ thể của người trưởng thành mạnh khỏe, đều có sẵn năng lượng và chất dinh dưỡng dự trữ. Đặc biệt, lượng chất dự trữ này rất cao ở bà mẹ sau sinh và sẵn sàng để làm nguyên liệu chế tạo sữa tốt nhất cho con. Dinh dưỡng luôn được ưu tiên sản xuất sữa theo “công thức sữa mẹ” đảm bảo luôn đủ chất cho con (cũng như quá trình nuôi con trong thai kỳ qua dây nhau).

Khi mẹ không bồi dưỡng chất bột đường và chất béo, cơ thể mẹ sẽ tạo sữa béo từ mô mỡ dự trữ của mẹ, phân tích thành glucose và acid béo dài – tốt nhất cho bé. Khi mẹ bồi dưỡng nhiều béo trong khẩu phần ăn sau sinh, số lượng acid béo trong sữa mẹ vẫn tương tự, nhưng loại phân tử acid béo sẽ thay đổi (phân tử acid béo động vật, acid béo thực vật…) những acid béo này, tuy nhiên là acid béo trung khống tốt bằng acid béo làm từ mô mỡ của mẹ. ….

Tương tự, cơ thể mẹ sẽ lấy canxi từ mô xương của mẹ phân tjch thành Canxi ò dạng dễ hấp thụ cho con. Hàm lượng canxi trong sữa mẹ đã được lập thành công thức trong quá trình mang thai, và không thay đổi trong quá trình tạo sữa! Protein cũng được lấy từ mô cơ của mẹ, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ quá ít. Chất sắt được máu của mẹ.

Cơ chế này hoạt động ổn định suốt quá trình sản xuất sữa mẹ từ khi bắt đầu tạo sữa cho đến khi cai sữa, giúp mẹ nuôi con và giảm cân một cách tự nhiên.

• Sữa mẹ được “nấu cho con” ngay trong tuyến vú theo từng cữ, bắt đầu bằng món khai vị nhẹ nhiều nước, sau đó phân tích chất béo từ các mô dự trữ của mẹ để đưa vào sữa mất nhiều thời gian hơn, nên chất béo trong sữa được tăng dần về cuối cữ bú. Tuyến vú càng ít sữa, chất béo càng nhiều. Bú mẹ trực tiếp, sữa sau “nặng” dần, bé quen dần với cảm giác no, và biết khi nào là “vừa bụng”. Sữa mẹ không có màu sắc, độ béo, độ đặc không thay đổi như sữa công thức (sữa bột cho trẻ em). Do đó, nếu nhìn sữa béo nhiều, béo ít, màu trắng, màu vàng để nhận định là sữa loãng hay sữa đặc, có chất hay hết chất là hoàn toàn không đúng, vì chất béo không phải là chất bổ duy nhất trong sữa mẹ.

Càng lớn con tăng cân càng ít. Không phải “con càng lớn, sữa mẹ càng mất chất”, mà vì con càng ngày càng biết nhiều, thức nhiều, vận động nhiều, giao tiếp và phát triển nhận thức nhiều… Các hoạt động đó, đặc biệt là khả năng nhận thức, tiêu hao nhiều năng lượng. Trẻ càng lanh lợi, càng tăng cân ít đi so với 1-2 tháng đầu. Do đó, năng lượng còn lại để tăng cân giảm đi là hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Không có “sữa nóng”, “sữa mát”. Sữa mẹ không mất chất khi mẹ không bồi dưỡng, hoặc ngoài 6 tháng hay ngoài 1 năm, như quan niệm sai lầm trong cộng đồng.

Nhiều nghiên cứu khoa học, khảo sát sữa mẹ ở các tầng lớp giai cấp khác nhau, thu nhập và điều kiện sống khác nhau trên thế giới cho thấy ngay cả khi chất lượng dinh dưỡng của bà mẹ có cách biệt nhau đến 200% (bồi dưỡng tối đa so với không có điều kiện bồi dưỡng), một số thành phần vẫn có hàm lượng y như nhau, một số thành phần chỉ khác nhau 10% và sữa mẹ của 2 nhóm đối tượng này đều trong ngưỡng dinh dưỡng tối ưu cho con.

Tuy nhiên, bà mẹ vẫn phải có chế độ dinh dưỡng phong phú, đầy đủ để:

(i) Cung cấp vitamin và khoáng chất vào sữa mẹ, đối với các chất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.

(ii) Đảm bảo đầy đủ năng lượng và đủ các chất giúp mẹ khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, hệ thống hormone và nội tiết tố vận hành tối ưu, để cơ thể mẹ sản xuất sữa tốt nhất, và tránh cho mẹ các bệnh như thiếu canxi, loãng xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng… trong quá trình cho mang thai và cho con bú.

Share This
COMMENTS
Comments are closed