Làm thế nào để hướng dẫn con làm việc nhà đúng cách?

Tại sao bọn trẻ nhà tôi lại không chịu làm việc vặt được phân công? Phòng ngủ của chúng luôn là một đống lộn xộn. Có phải bọn trẻ không hiểu công việc được phân công và cần phải được hướng dẫn lại không?

Vấn đề có thể nằm ở công việc, sự sắp xếp, ở đứa trẻ hoặc ở chính cha mẹ. Hãy quan sát thật cẩn thận. Phân tích tình huống. Suy nghĩ về những giải pháp có thể – sẽ có ích nếu viết chúng ra để bạn có thể quyết định hợp lý. Sau đó hãy lên một kế hoạch mới. Từ đó bạn lựa chọn hay dùng trí tưởng tượng của mình để tìm ra những cách tiếp cận công việc này từ một góc nhìn mới mẻ.

Hãy cùng VAS xem xét một lượt các câu hỏi kiểm tra sau để làm rõ nguyên nhân và hiện tượng của những vấn đề này, từ đó bạn có thể tiếp tục quá trình dạy con hiệu quả.

Liệu các tiêu chuẩn có rõ ràng?

Sally, 12 tuổi, muốn biết chính xác việc cần làm. Làm sạch nhà tắm liệu có bao gồm cả việc quét sàn nhà và rũ thảm nữa không? Khi bố cô bé đi kiểm tra xem nhà tắm có sạch không, Sally muốn nói: “Vâng, con đã làm sạch như bố mẹ yêu cầu, thậm chí là quét cả sàn nữa đấy ạ?. Đặt ra một tiêu chuẩn vệ sinh rõ ràng bằng cách dán một tấm bảng chỉ dẫn mô tả về vệ sinh vào trong danh mục công việc hàng ngày và hàng tuần cho một phòng cụ thế hay một công việc cụ thể, cho trẻ cơ hội được so sánh công việc do trẻ hoàn thành với tiêu chuẩn, ngay cả khi bố mẹ không ở nhà sẽ rất cần thiết.

Trẻ cần hiểu rõ:

1. Quy định hay mong muốn của bạn về công việc đó.

2. Những thuận lợi và hậu quả nếu điều đó không được hoàn thành.

3. Trẻ có thể lựa chọn giữa phần thưởng và hình phạt.

4. Chính xác đâu là lựa chọn mà cha mẹ muốn trẻ thực hiện.

Liệu trẻ có thể đảm nhận được công việc đó không? Nếu trẻ không thể làm được công việc mà bạn muốn, có ba lựa chọn:

1. Khiến công việc dễ dàng hơn hoặc hạ thấp tiêu chuẩn xuống.

2. Thay đổi hoàn toàn công việc.

3. Hướng dẫn lại và tạo cơ hội luyện tập cho trẻ.

vas truong mam non quan 10 binh thanh chia se phuong phap day con

Thủ thuật đánh giá cách tiếp cận việc huấn luyện phải thật khách quan, không kèm theo cảm xúc – đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực như là giận dữ hay tức tối.

Nếu bạn thấy trẻ không thể đảm nhận được công việc, đừng ngần ngại thay đổi. Như Dwight ở độ tuổi mẫu giáo muốn tưới cây cảnh trồng trong nhà, mẹ cậu đã quyết định để cậu thử. Bà mẹ cẩn thận đánh dấu các ngày tưới cây vào trong một tấm bảng và chỉ cho cậu bao nhiêu nước cần cho mỗi loại cây. Nhưng Dwight thích tưới quá nhiều lần khiến cho cây bị úng. Cậu bé còn quá nhỏ để đảm nhận được trách nhiệm này. Để dàn xếp, mẹ cho cậu bé cơ hội trở thành một “Người phun nước cho sân”. Được rửa sân với một cái vòi nước mỗi tuần một lần cũng rất thú vị nên cậu đã tự nguyện trả cho mẹ công việc tưới cây.

Hầu hết việc nuôi dạy con là một hoạt động hướng dẫn trên thực tế. Chúng ta học hỏi khi làm việc. Cách mà chúng ta phản ứng với những nỗ lực đầu tiên của trẻ để làm một việc gì đó sẽ có thể là chìa khóa cho những gì mà chúng cố gắng lần sau.

Để tìm hiểu thêm một số bài viết cùng chủ đề như thế này, bố mẹ có thể truy cập tại đây.

Share This
COMMENTS
Comments are closed