Những cách giúp ba mẹ dạy con thông minh

Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, thông minh. Nhưng sự thông minh đôi khi còn xuất phát từ cách ba mẹ dạy bảo hàng ngày. Vậy đâu là những cách dạy con giúp bé thông minh? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Sau quá trình tìm hiểu và đút kết từ sách vở, kinh nghiệm của người xưa và cả những bậc cha mẹ hiện đại, VAS đã tìm ra một vài cách dạy bé thông minh để gửi đến những gia đình có con nhỏ vì người ta thường nói “dạy còn từ thuở còn thơ” và khi be bước vào độ tuổi mầm non, ba mẹ đã có thể áp dụng những cách này cho trẻ.

1. Dạy bé cách tự chủ

Có nhiều cha mẹ rất hay quan tâm và can thiệp quá sâu vào mọi việc của con cái như việc học, quan hệ bạn bè,… Những điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy bị phụ thuộc và mất tự do. Tốt nhất, bạn hãy để trẻ tự nhận thức rằng việc học là trách nhiệm của bản thân chứ không phải là vì bố mẹ.

Ở độ tuổi mầm non của trẻ, trẻ cần sự khuyến khích và giúp đỡ của bố mẹ nhiều hơn là việc bố mẹ đưa ra quyết định thay mình. Vậy nên, hãy thường xuyên đưa ra các câu hỏi dạng gợi ý để thúc đẩy sự tự chủ và giúp trẻ cảm thấy mình nên có trách nhiệm hơn.

2. Hướng dẫn bé cách lên thời gian biểu cụ thể

Giúp trẻ lên được thời gian biểu cụ thể sẽ vô cùng hiệu quả cho việc học và sinh hoạt hàng ngày của con. Bạn nên khuyến khích con trẻ tự lên lịch trình cho mình, rồi sau đó bạn sẽ là người bổ sung và đóng góp ý kiến cho con. Mặc dù sẽ mất khá nhiều thời gian để con tạo lập được thói quen này và tự quản lý được thời gian của mình một cách hiệu quả. Nhưng sau đó, bạn sẽ ngạc nhiên vì trẻ đã có thể tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình đấy nhé.

3. Giúp trẻ tự tin hơn

Nếu gặp một vấn đề khó khăn nào đó trong cuộc sống và bạn nghĩ rằng mình không thể đối phó với nó thì bạn đã bước đầu đối mặt với sự thất bại. Nhưng nếu nghĩ đó chỉ là một thách thức và tìm ra cách xử lý khó khăn thì sự tự tin và chủ động sẽ giúp bạn vượt qua trở ngại. Vì vậy, để giúp con tự tin về khả năng của mình, bạn hãy:

– Tập trung để tìm ra thế mạnh của trẻ, giúp con tự tin và phát huy nó.

– Dạy dạy trẻ cách thay đổi suy nghĩ “mình yếu kém” thành “mình đang thiếu điều gì đó và cần tìm cách khắc phục”.

– Giúp trẻ tìm ra một phương pháp, một hướng đi hoàn toàn khác thay vì từ bỏ điều đó vì một sự khó khăn.

– Giúp trẻ thay vì tránh né và sợ mắc sai lầm, hãy coi đó là bài học và là tiền đề của sự thành công.

4. Dạy trẻ cách lắng nghe bản thân

Hãy dạy trẻ cách tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Khi chịu trách nhiệm về nó thì trẻ sẽ dần hình thành thói quen theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Đồng thời, bố mẹ cũng không nên thể hiện thái độ một cách cực đoan về kết quả học tập của con. Nghĩa là không khen con quá giỏi, mà nên khen con đã cố gắng rất nhiều; Không chê con học kém, mà thay vào đó là chỉ ra cho con lý do và cùng con tìm cách cải thiện tình hình. Tốt nhất bố mẹ chỉ nên đưa ra lời khuyên và biểu đạt mong muốn của mình.

VAS - môi trường thân thiện giúp bé phát triển

5. Khuyến khích con sáng tạo trong học tập

Học nhiều và chăm chỉ chưa hẳn đã có hiệu quả như mong muốn, nếu không có một phương pháp học phù hợp. Vì vậy, đừng gò bó trẻ phải học quá nhiều khi ở nhà. Hãy để trẻ tự mình tìm tòi, khám phá ra phương pháp học riêng để bé cảm thấy dễ chịu nhất và kết quả học tập cũng sẽ tốt hơn.

Đừng để việc học trở thành áp lực, mà hãy khiến con trẻ cảm thấy tự tin và hứng thú hơn với chúng bố mẹ nhé.

6. Để con tự do vui chơi

Trong cuộc sống bận rộn với nhiều lo toan, việc dành thời gian chơi cùng con hẳn là không hề đơn giản chút nào. Thế nhưng bạn biết không, khi vui chơi cùng con bạn sẽ khám phá được rất nhiều điều bất ngờ và thú vị.

Với trẻ con, việc áp dụng phương pháp “học mà chơi – chơi mà học” luôn đúng. Khi chơi cùng con, bạn hãy thử để con tự lựa chọn trò chơi mà con thích và tự làm người lãnh đạo trong trò chơi này. Bởi khi chơi đúng trò con thích thì con sẽ thật sự hứng thú, chia sẻ nhiều hơn, thậm chí là sẽ dạy bạn phải làm thế nào. Con sẽ vừa cảm thấy thoải mái, vui vẻ vừa được tăng thêm sự tự tin ở bản thân thân.

Sự hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh thông qua việc càng ngày có nhiều hệ thống học đường tại những thành phố lớn như HCM, Hà Nội áp dụng vào trong giảng dạy cho học sinh của mình.

7. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con

Tôn trọng con luôn là vấn đề được nhiều cha mẹ hiểu biết, nhưng lại hay quên. Đã bao giờ bạn bắt con phải mặc đồ của mẹ chọn vì nó đẹp và vì mẹ thích chưa?

Thay vì như thế, hãy thử để con của bạn tự làm những việc này theo cách mà chúng muốn. Có thể việc chọn đồ và phối màu sắc trang phục của trẻ bạn sẽ không thể hiểu là style kiểu gì nhưng hãy mạnh dạn để con thử. Hãy khéo léo hướng dẫn để trẻ thấy được cái hay, cái mất trong mọi việc. Những việc này không chỉ thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng con mà còn giúp con tự tin hơn để thể hiện những điều con thích và có trách nhiệm hơn với những quyết định của bản thân mình.

8. Khuyến khích trẻ tự đứng lên sau vấp ngã

Ai cũng cần được động viên, khích lệ để có thêm động lực hoàn thành tốt công việc, và với con trẻ cũng thế. Khuyến khích sẽ giúp trẻ tích cực hơn, luôn hình thành mong muốn làm tốt hơn mọi việc và luôn tin tưởng vào bản thân.

Thay vì bố mẹ cứ lặp lại những câu như “con phải…”, “đừng…”, “con không làm được…” thì hãy thay bằng những câu có tính khuyến khích, động viên tinh thần cho con. Đó có thể là “mẹ tin con sẽ làm được”, “nếu chưa thành công, con có thể…”. Những câu mang ý nghĩa khuyến khích như thế sẽ giúp con sự nỗ lực và cố gắng nhiều hơn. Như thế, dù con chưa làm đúng, con vẫn sẽ tự tin và không sợ sai.

Mỗi gia đình và mỗi phụ huynh sẽ có những cách giáo dục con khác nhau. Tuy nhiên, việc con trẻ lớn lên, thông minh hay trưởng thành như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo dục của bố mẹ. Vì vậy, hãy chọn lựa cho mình những cách dạy con khoa học, hợp lý nhé!

Ngoài ra, để biết thêm những thông tin thú vị và bổ ích, ba mẹ có thể truy cập tại đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Share This
COMMENTS
Comments are closed