Ọc sữa ở trẻ sơ sinh và những điều ba mẹ cần biết

Trẻ con rất hay bị trớ sữa, đặc biệt những em bé sinh non và nhẹ cân thì số lần trớ càng nhiều. Thậm chí có trẻ còn trớ ra mũi. Vấn đề này cũng không nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên, đòi hỏi ba mẹ phải biết cách xử lý cho con.

Vì nếu không xử lý tốt, cặn sữa còn dính trong mũi và khi bé hít vào sẽ xâm nhập vào phế quản gây ra viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi….rất nguy hiểm cho con.

 

1. Cách phòng chống ọc sữa ở trẻ

– Không ép trẻ bú quá nhiều khi trẻ đã no, tránh gây tâm lý biếng ăn ở trẻ bằng hành động thúc ép con.

– Khi thay 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

– Sau khi con bú xong nên bế đúng con từ 10-15 phút rồi mới đặt con nằm.

–  Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

– Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ.

– Khi bé bị ọc sữa, ba mẹ nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng bé tiếp tục nôn. Khi nằm, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm cho con. Khi đã lưu ý tư thế, thì nên chờ cho bé bớt trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín vì bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, sau đó sẽ nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc  từng ngụm một. Nếu bé không trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.

– Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho bé  nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Lưu ý: với những biểu hiện ọc sữa do các bệnh nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột non hoại tử… Ba mẹ cần đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế để xử trí kịp thời. 

Đưa trẻ đến bác sĩ khi con có biểu hiện ọc sữa bất thường

2. Trường hợp ọc sữa bất thường 

Trớ mặc dù là biểu hiện khá bình thường ở trẻ nhỏ nhưng nếu con cứ ọc sữa liên tục và có biểu hiện mệt mỏi thì nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày. Đôi khi, dù rất hiếm, ọc sữa ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.
 
Tuy nhiên, nếu bé trớ sữa kèm theo một trong số nhũng biểu hiện nào dưới đây thì phải ngay lập tức đưa con đến bác sĩ:  

– Đau bụng quằn quại
 
– Bụng trướng to
 
– Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
 
– Co giật 
 
–  Liên tục trớ hay tiếp tục nôn trên 24 tiếng
 
– Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)  
 
– Xuất hiện máu hay mật xanh khi nôn trớ

3. Những nguyên nhân có thể gây nôn trớ, ọc sữa

– Hẹp môn vị ở trẻ: Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói. Thường bắt đầu 1 vài tuần sau khi bé chào đời cho tới tận khi bé 4 tháng tuổi. Chỉ cần một tiểu phẫu là vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện ngay khi thấy triệu chứng trên.

– Trẻ bị ép bú quá nhiều: khi cho bé bú, mẹ không để bé bú quá no. Nên cho bé bú từ từ, từng chút một. Vì thế, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Và, thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2 tiếng, mỗi tiếng cho bú 30 phút.

– Đùa giỡn với bé quá nhiều: Khi con bú, ba mẹ đùa giỡn với bé quá nhiều khiến bé nuốt phải một lượng hơi vào dạ dày cũng là nguyên nhân gây ọc sữa cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần khắc phục cho con bằng cách giữ tập trung cho bé trong lúc bú, tránh đùa giỡn trong và sau khi bé đã bú xong. Và sau khi bú, nên bế bé theo chiều thằng đứng 10 – 15 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi rồi mới đặt bé nằm xuống. 

Ngoài ra ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những thông tin khác về nôn trớ, ọc sữa ở trẻ.

Share This
COMMENTS
Comments are closed