4 Nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, việc kết hợp dinh dưỡng đầy đủ và kết hợp đúng các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn có thể giúp bé hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa và chàm da.

Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.

Nhóm 1: Thực phẩm giàu vitamin D và chất béo omega-3

Vitamin D có vai trò trong đáp ứng hệ miễn dịch của các tế bào miễn dịch T. Trong khi omega-3 có thể sử dụng để tạo ra những axit béo trung  gian trong việc đáp ứng tín hiệu miễn dịch

Cách chế biến các chất dinh dưỡng này được bảo toàn

Chọn phi lê cá có da và thịt, chiên với dầu olive ở mặt thịt 3 phút và mặt da 5 phút. Sau đó, dùng nĩa gỡ bỏ da, xé thịt và có thể cho bé ăn kết hợp với các món khác. Khuyên kết hợp với sốt cà chua hoặc sốt từ quả thơm

Số bữa sữa trong tuần: ít nhất là 2-3 bữa/tuần

Khuyến khích việc để cho các bé tự do vận động ngoài trời như chơi cát, đi dạo công viên, nhặt lá, các bé lớn trên 5 tuổi có thể bơi lội, kéo co. Việc tham gia các trò chơi này giúp bé rèn luyện hệ miễn dịch của mình, tăng khả năng chống chịu với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút và các kháng nguyên gây bệnh khác

Nhóm thực phẩm 2: Thực phẩm chứa men vi sinh và sự tạo vitamin K

Các thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua cần thiết tạo ra các vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa. Hơn 2/3 đáp ứng miễn dịch trong cơ thể xảy ra ở niêm mạc ruột, các tế bào miễn dịch luôn phải hoạt động mạnh mẽ nhờ các vi sinh vật có lợi. Bên cạnh đó vitamin K được tạo thành từ những vi sinh vật đường ruột có liên quan đến đáp ứng phòng vệ trong những bệnh liên quan đến viêm da cơ địa

Cách chế biến các thực phẩm dinh dưỡng này

Sữa chua nên dùng lành lạnh, tách rời bữa chính, có thể dùng chung với 1 số thực phẩm có chất xơ hòa tan như muối, dâu tây, hoặc hạt ăn dặm. Khi dùng chung sữa chua với dâu tây hay chuối thì nên cách giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng để bé không bị khó chịu khi đi ngủ

Phác đồ sữa chua

Có thể chọn sữa chua dạng uống hay sữa chua dạng ăn

Tuần 1: 4 ngày/tuần, không quá 80 gram/ngày

Tuần 2; 4 ngày/tuần, không quá 80 gram/ngày

Tuần 3: ngưng, có thể dùng sản phẩm khác

Tuần 4: quay lại tuần 1

Nhóm thực phẩm 3: Chất chống oxy hóa từ rau củ

Nên chọn những loại rau củ có màu sắc đa dạng trong bữa ăn của trẻ như màu vàng, đỏ, xanh dương, xanh lá

rau củ quả màu đậm giúp tăng sức đề kháng

– Vàng có thể là trái cam, ớt chuông

-Đỏ: có thể là cà rốt, dâu tây

-Tím hoặc xanh dương: có thể là thanh long ruột đỏ, việt quất

– Xanh lá: có thể là bơ hay rau xanh

Cách chế biến các chất dinh dưỡng này

Lựa chọn các loại rau củ quả tươi và rửa sạch để đảm bảo các nguyên liệu này không mang mầm bệnh hoặc thuốc trừ sâu. Các loại rau củ quả này có thể hấp chín và ăn riêng, hoặc chế biến chung với các loại thức ăn dặm khác

Tuy nhiên các bé lớn trên 4 tuổi có thể cho các bé ăn dạng xiên que hoặc làm salad với thịt gà, 1 ít dầu olive, 1 muỗng cafe cốt chanh , muối, tiêu. Một điều quan trọng cần nhớ là dùng ngay sau khi chế biến

Nhóm thực phẩm 4: Thực phẩm giàu kẽm

Nấm là một trong những thực phẩm giàu kẽm, hơn nữa có chứa vitamin D2. Kẽm đồng chuyển hóa và vận chuyển nhiều loại enzim quan trọng trong đáp ứng miễn dịch. Kẽm cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ

Nấm cung cấp kẽm giúp tăng sức đề kháng cho bé

Cách chế biến để các chất dinh dưỡng này hoạt động

Khi mua nấm về, không rửa, chỉ lau đất cát (vì rửa sẽ làm mất các nguyên tố kẽm và làm nấm dễ bị phân hủy). Sau đó, để vào túi giấy sậm màu ngăn ánh sáng, đặt vào tủ lạnh. Khi dùng thì để nấm ra ngoài túi giấy để cạnh cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng 20 phút giúp nấm tổng hợp vitmin D và nguyên tố kẽm cũng trở nên hoạt động và dễ hấp thu hơn

Trên đây là 4 nhóm chất mẹ cần bổ sung cho bé để bé yêu nhà bạn có một sức đề kháng tốt. Hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin bổ ích cho mẹ và bé

Tham khảo các loại sữa tại đây

Share This
COMMENTS
Comments are closed