Các quy tắc mới khi cho bé ăn dặm – Phần 1
Trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng tuổi, chế độ ăn uống hoàn toàn bằng chất lỏng của bé đã trở nên lỗi thời so với tự nhiên. Đó là lúc bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm, vậy với một ít thịt gà cà ri có được không? Hoặc một bát canh súp củ cải?
Có thể bạn không tin nhưng trẻ dưới 1 tuổi đã có khả năng xử lý tốt tất cả các loại thức ăn. Những nghiên cứu mới và nhìn nhận mới về việc cho bé ăn dặm đã và đang thay đổi những tập quán văn hóa từ lâu đời và thậm chí là những quan điểm của các chuyên gia trước đây và nhiều người tin rằng sự thay đổi này sẽ tốt hơn cho trẻ.
Những thức ăn nhạt nhẽo mà từ lâu đã chiếm ưu thế trong chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ – như là gạo ngũ cốc, mì ống, và các món bột ăn dặm – không phải là xấu cho trẻ nhưng có thể lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ và có thể tạo ra sự kén ăn ở trẻ. Trẻ nhỏ thường rất thẩn trọng trong khẩu vị và thường không thích những loại “thực phẩm thực sự” (là thức ăn nấu từ nguyên liệu tươi nguyên) tốt cho sức khỏe, thay vào đó chúng thích những loại “thực phẩm trẻ em” (là thức ăn trẻ em chế biến sẵn bán trong siêu thị) đồng nhất (về cấu trúc hình dạng) và chứa nhiều natri. (Liên tưởng tới món mì ống và pho mát, món gà tẩm bột và những miếng bánh ngọt hình con cá.)
Vậy phải làm thế nào để giúp trẻ thay đổi thói quen ăn uống từ sớm?
Thật ngạc nhiên là phương pháp rất đơn giản. Dưới đây là những suy nghĩ mới thú vị về việc cho bé ăn dặm như thế nào và ăn cái gì.
Hãy xem xét lại những gì bạn đã nghe nói về dị ứng thực phẩm
Các chuyên gia đã từng khuyến cáo rằng hãy chờ đến khi trẻ được ít nhất là 1 tuổi mới cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm thường gây dị ứng và các bậc phụ huynh khắp nơi đều tạo một danh sách dài không giới hạn bao gồm trứng, các loại hạt cây (quả hạch), đậu phộng, cá và động vật có vỏ. Nhưng vào năm 2008, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra báo cáo bác bỏ quan điểm trên.
“Không có bằng chứng cho thấy nên hoãn việc cho bé ăn thử các loại thực phẩm này cho đến khi bé đạt khoảng 4 đến 6 tháng tuổi nhằm ngăn ngừa dị ứng thực phẩm’’, Frank Greer – bác sĩ nhi khoa và là tiền chủ tịch Hội đồng Dinh dưỡng thuộc Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ – cho biết. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, bạn cũng nên trì hoãn.
Greer nói rằng nếu con bạn có những dấu hiệu của dị ứng (chẳng hạn như eczema) đối với một loại thực phẩm nào đó thì nên tạm dừng việc cho bé ăn loại thực phẩm này và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc khi nào thì có thể cho trẻ ăn thử các chất gây dị ứng phổ biến.
Các hứớng dẫn này không đúng hoàn tòan cho các em bé có tiền sử gia đình bị dị ứng thực phẩm hoặc bệnh hen suyễn. Các chuyên gia tin là các hướng dẫn này thì an toàn nhưng sẽ tốt hơn nếu tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Tuy nhiên, chủ yếu là do sự lựa chọn của các bậc phụ huynh. Nếu bạn lo ngại khi cho bé tập ăn trứng thì bạn không phải là người duy nhất.
Ngay cả một số chuyên gia y tế cũng có thể không đồng tình với quan điểm mới này.
“Cũng là một phụ huynh, tôi chọn việc tránh xa thực phẩm gây dị ứng trong ít nhất năm đầu đời của bé’’ Christine Gerbstadt – bác sĩ và là chuyên gia dinh dưỡng – cho biết. Có rất nhiều thực phẩm không gây dị ứng xung quanh ta, vì thế dù bạn chọn theo hƣớng dẫn nào (tức là nên cho bé tập ăn các thực phẩm gây dị ứng trước một tuổi hay không) thì bạn đều có thế cho bé thưởng thức nhiều loại thực phẩm phong phú với nhiều hương vị khác nhau.
Qua phần 2, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những quy tắc khi cho bé ăn dặm cực kỳ hữu ích mà mẹ cần nắm để áp dụng, đừng quên đón đọc nhé!