Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu 3 tháng đầu

Khoảng thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày là vô cùng quan trọng khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Các mẹ nên đặc biệt chú ý quan tâm về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu để mẹ và bé luôn được khỏe mạnh trong suốt thời gian này nhé.

Chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai

1. Thời kỳ đầu mang thai nên bảo vệ sức khỏe như thế nào?

12 tuần đầu được gọi là thời kỳ đầu mang thai. Trong giai đoạn này, cần tiến hành tư vấn và khám bệnh tổng quát: Cần kiểm tra sớm xem bản thân thai phụ có bị thiếu máu hay những bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, quai bị hay không, đồng thời tiến hành chữa trị kịp thời; nếu không thích hợp cho việc tiếp tục mang thai thì cần có biện pháp chấm dứt thai kỳ, đối với những dị tật ở thai nhi mang tính di truyền nên chẩn đoán trước khi sinh.

8 tuần đầu là thời gian hình thành và phát triển các bộ phận cũng như tim của thai nhi, lúc này nếu bị các nhân tố bên ngoài gây hại như khói thuốc lá, tia phóng xạ hay những chất độc hại khác v.v… thì thai nhi rất dễ bị dị tật, vì thế cần tránh những kích thích không tốt này.

Những người có phản ứng mang thai nhẹ có thể xử lý thông thường, nhưng nếu phản ứng thời kỳ đầu mang thai quá nghiêm trọng thì cần vào bệnh viện trị liệu, ví dụ khi thấy đau bụng, ra máu âm đạo thì cần hiểu đó là triệu chứng sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung v.v…

Nghiêm cấm hoạt động tình dục, đặc biệt là đối với những người trước đó thường xuyên bị sẩy thai.

2. Thời kỳ đầu mang thai có nên siêu âm hay không?

Trong thời kỳ đầu phát triển của phôi thai, đặc biệt là vào khoảng thời gian mang thai từ 31 đến 64 ngày, là khoảng thời gian mấu chốt đế phôi thai phân hóa và hình thành, là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của phôi thai, thời điểm đó nếu tiến hành siêu âm có thể sẽ gây ra những phát triển bất thường ở phôi thai.

Bởi vì siêu âm có sử dụng sóng siêu âm tần số cao, độ dài của sóng ngắn, cường độ lớn, chấn động khá mạnh sẽ dẫn đến nhiều tác dụng đặc biệt, kết quả là có thể sẽ sinh ra nhiều hiệu ứng sinh học và hóa học như cơ, nhiệt, quang, điện v.v… Những thử nghiệm trên động vật cho thấy, tiến hành siêu âm liên tục ở chuột mang thai trong thời gian đầu, thai của chuột khi sinh ra có thể trọng rất nhẹ.

Một nghiên cứu khác sau khi siêu âm cho những thai phụ mang thai từ 6 đến 9 tuần rồi lấy một chút tổ chức màng đệm phân tích, phát hiện nhiễm sắc thể của các chị em có sự thay đổi rõ ràng, mà sự thay đổi này là biểu hiện nhạy cảm cho thấy nhiễm sắc thể ADN bị tổn thương. Nhiều nghiên cứu cho rằng siêu âm trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây tổn hại đối với các kết cấu siêu vi màng đệm, màng tế bào …

Vì vậy, thai phụ trong thời kỳ đầu mang thai nên thận trọng khi siêu âm, hoặc không nên làm siêu âm. Nếu có những biểu hiện cần phải siêu âm thì nên giảm lượng và cường độ của tia bức xạ và chỉ nên tiến hành trong thời gian ngắn nhất.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Nếu ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ là giai đoạn tăng trưởng vàt rưởng thành của các tế bào não của thai nhi, nếu thiếu dinh dưỡng, thế tích tế bào não của thai nhi sẽ bị giảm thì giai đoạn đầu mang thai là giai đoạn phân chia tế bào ở thai nhi, nếu thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này, có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng tế bào não của thai nhi. 

Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, số lượng tế bào não của thai nhi sẽ thấp hơn mức bình thường, vòng đầu cũng nhỏ hơn, trẻ sau khi sinh trí lực phát triển chậm và dị dạng chức năng não. Dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn mang thai là tiền đề giúp sinh được một em bé khỏe mạnh.

Các dưỡng chất cần thiết liên quan tới sự phát triển trí lực của thai nhi có: axit linolic, axit folic… các chất vi sinh và sắt magiê trong chất đạm (protein). Nếu protein không đủ, não bộ của thai nhi sẽ phát triển chậm, nếu protein đầy đủ, thai nhi sẽ phát triển rất nhanh.

Axit folic vào cơ thể chuyển hoá thành DHA, axit linolic vào cơ thể chuyển hóa thành AA, hai chất này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển hệ thông thần kinh trung ương. Việc thiếu axit folic là nguyên nhân chính gây dị dạng dây thần kinh ở thai nhi, như vô não, nứt cột sổng…

Sắt là nguyên nhân tạo máu trong cơ thể, thiếu sắt ở người mẹ sẽ dẫn đến hiện tượng thai nhi thiếu oxy, làm chậm quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

Maggiê là một nguyên tố quan trọng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, thiếu maggiê khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, trường hợp nghiêm trọng gây dị dạng hệ thần kinh trung ương ở thai nhi, thậm chí gây sẩy thai, đẻ non.

Vì vậy, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng đối với sức khỏe và trí lực của thai nhi, do đó cần bổ sung đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai.

Để có đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, thì tốt nhất bà bầu nên uống thêm các loại sữa bầu. Các loại sữa dành cho bà bầu hiện nay đều đảm bảo có những dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt cần thiết cho 3 tháng đầu thai kỳ. Bà bầu có thể tham khảo một số thương hiệu sữa bầu có uy tín hiện nay là Vinamilk, Anmum… 

Xem ngay: Sữa anmum có tốt không

Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu?

Những thực phẩm hữu ích cho bà bầu 3 tháng đầu là:

1. Ngũ cốc. Gạo, bánh mỳ, mỳ, bún và các loại ngũ cốc, cao lương đều là nguồn cung cấp năng lượng, có chứa vitamin B1 và B2, trong cao lương còn có chứa vitamin A và các loại muối vô cơ.

2. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu như: đậu phụ. sữa đậu nành, váng đậu, dầu đậu nành, mì chính… giàu protein có chứa vitamin B1, B2 và chất béo, muối vô cơ, lân, sắt…

3. Trứng, thịt. Thịt lợn, bò, gà chứa protein, mỡ và muối vô cơ, nội tạng của chúng cũng chứa nhiều vitamin B1, B2 và sắt, mỗi ngày thai phụ nên ăn 1 – 2 quả trứng gà, không nên ăn nhiều hơn.

4. Cá, tảo biển, rong biển, tôm… chứa hàm lượng protein, vitamin và canxi phong phú, lại giàu iốt.

5. Sữa bò và các chế phẩm từ sữa. Giàu protein, canxi, vitamin A và vitamin D…

6. Các loại khoai. Khoai lang, khoai tây, khoai sọ đều là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu có chứa vitamin B1, B2, khoai tây rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng protein, canxi, sắt, vitamin B1, B2, B3 và vitamin C trong một củ khoai tây nhiều gấp 7 lần hàm lượng vitamin C trong 1 quả táo, nhưng khi luộc phải luộc cả vỏ, còn nếu gọt vỏ trước khi nấu, có nghĩa bạn đã làm mất một lượng lớn chất xơ, protein, vitamin và chất sắt.

7. Các loại quả, thức ăn thực vật khiến não trở nên thông minh lanh lợi, thai phụ nào uống nhiều nước hoa quả đều sinh ra những em bé có tố chất bẩm sinh khá tốt, đó là vì trong hoa quả chứa rất nhiều vitamin, mà nên rửa sạch ăn cả vỏ tránh làm mất vitamin.

Vitamin là một nguyên tố thiết yếu duy trì sự phát triển của tế bào thông thường, do đó thai phụ môi ngày nên ăn 100g quýt, táo, lê, dưa hấu, cà chua, dâu tây… là thức quả mùa vụ, nhưng không quá 500g một ngày.

8. Các loại rau. Có thể chia làm hai loại, loại chứa nhiều vitamin C có dưa chuột, ớt xanh…; loại chứa nhiều vitamin A có cà rốt, bí đỏ, bí đao, khoai lang, cải bó xôi…, nhưng khi nấu cần chú ý không được đun lâu kẻo mất hết vitamin.

Ngoài dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thì các mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng:

Đó là các loại đồ hộp có chứa chất chống thối rữa, gia vị hóa học, không đủ độ tươi sống, đồ ăn nhanh.

1. Đồ hộp.

2. Đồ ăn liền như mì ăn liền, khoai tây chiên, cá muối đóng gói.

3. Các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt, cà ri…, có trường hợp nghiêm trọng còn gây sẩy thai, đẻ non.

4. Đồ uống lạnh dễ gây ỉa chảy, xung huyết tử cung; cà phê đen, trà đặc gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

5. Rau quả không tươi, ối hay bị mốc, héo.

Những lưu ý dành cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong thời kỳ mang thai, do nội tiết biến đổi, ở nhiều phụ nữ, sau khi mang thai, hắc tố (melanin) hoạt động mạnh, dễ tạo thành vết rám. Ở nhiều phụ nữ mang thai khác, các vết rám sẽ sẫm màu hơn. Nhiều phụ nữ, mí mắt, cổ, nách, đầu vú hoặc quầng vú, da bụng, háng… trở nên đen hơn trước.

Đây là hiện tượng tự nhiên, thường thì sẽ tự biến mất sau khi sinh, không cần phải xử lý đặc biệt trong thời kỳ mang thai. Khi ra ngoài trời tốt nhất dùng biện phát tránh nắng để tránh tia cực tím, tránh những thức ăn có tính kích thích, giảm thiểu cà phê, chè, cô ca, đồ thịt mỡ, ăn nhiều rau quả giàu vitamin C và B, uống sữa trộn mật ong cũng rất tốt.

Ngoài ra ở nhiều thai phụ tuyến nhờn hoạt động mạnh, da dầu, dễ nổi mụn trứng cá, nhất là khi tâm trạng xấu, áp lực quá mạnh, ngủ không đủ thời gian. Đối với trường hợp này nên ăn ít đồ ăn mang tính kích thích hoặc dầu mỡ, ăn ít đồ nóng và hoa quả nóng như nhãn, vải, nên rửa mặt thường xuyên, sau khi rửa có thể sử dụng kem dưỡng da, nếu quá nặng thì phải nhờ bác sĩ can thiệp.

Ngoài ra, nhiều phụ nữ trong thời gian mang thai da bị rạn, vết rạn thường xuất hiện ở dưới mép quầng vú, bụng, đùi, mông, ơ lần mang thai đầu, vết rạn có màu hồng đậm, ở phụ nữ đẻ con rạ có màu trắng. Đó là do tổ chức sợi da đột nhiên bị kéo giãn quá căng, gây đứt gãy mà thành. Cách bảo vệ là thoa kem chống rạn, hoặc xoa bóp.

Ở nhiều thai phụ còn xuất hiện mẩn ngứa, nguyên nhân là do mất sự hài hòa giữa hệ thống miễn dịch của thai nhi và cơ thể người mẹ, không được gãi để tránh làm tổn thương, gây nhiễm trùng da, để lại sẹo. Tránh ăn đồ ăn dễ gây dị ứng hoặc không tươi mới, nếu ngứa không thể chịu được phải đến bệnh viện chữa trị.

Hi vọng với những thông tin về dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu ở trên sẽ giúp các mẹ bỉm sữa có thêm nhiều những kiến thức bổ ích cho mình trong quá trình mang thai bé. Ngoài ra các mẹ có thể tham khảo thêm những kiến thức dành cho bà bầu tại đây.

Share This
COMMENTS
Comments are closed