Một số vấn đề chung về nhà trường mầm non

1.3.1. Vị trí của trường mầm non

Theo Điều lệ trường Mầm non: [6]

– Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

– Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng một địa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

 

1.3.2. Tính chất trường mầm non

Nhà trẻ, trường mẫu giáo nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ba tính chất sau đây: [5,tr 5]

– Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nhằm hình thành, phát triển nhân cách trẻ em một cách toàn diện.

– Chăm sóc giáo dục trẻ em mang tính chất giáo dục gia đình giữa cô và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ – con, trẻ thông qua chơi mà học, học bằng chơi.

– Tổ chức nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính tự nguyện, Nhà nước và Nhân dân cùng chăm lo.

 

1.3.3. Nhiệm vụ của trường mầm non

Trường MN có những nhiệm vụ sau: [6]

– Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 

 

– Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

– Quản lý cán bộ, GV, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực (đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy – học, tài chính) theo quy định của pháp luật.

– Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá.

– Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

– Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed