Nguyên nhân và cách chữa ọc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ọc sữa là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này cho con. Hãy củng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa

– Mặc quần áo quá chật: Đây là một trong những nguyên nhân ít người để ý nhất, khi ba mẹ cho con mặt quần áo quá chật trong lúc bú sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con, con sẽ cảm thấy không thoải mái và gây ọc sữa trong lúc bú. 

– Cho bé bú sai cách: Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần cho bé bú nhiều là bé sẽ nhanh lớn, nhưng thực chất, dạ dày của trẻ khi còn nhỏ chỉ có thể chứa 1 lượng nhỏ sữa, việc cho bé bú nhiều và nhanh sẽ gây sặc và chưa kể trong quá trình bú bé có thể nuốt hơi gây căng dạ dày, làm dễ ọc sữa.

– Một trường hợp đặc biệt khác nữa, đó là vừa cho trẻ bú xong mẹ đã vội đặt bé nằm ngay. Điều này không chỉ gây ọc sữa mà còn gây nguy hiểm cho con, vì khi đặt trẻ nằm, dịch nôn dễ tràn vào phổi gây tắt đường thở, tím tái cho con.  

Giai đoạn sơ sinh mẹ nên lưu tâm về sức khỏe của bé

2. Cách xử trí khi trẻ bị ọc sữa

Khi bé bị sặc sữa lên miệng, mũi các mẹ phải xử trí theo 1 trong 2 cách sau:

Cách thứ nhất: Lau sạch sữa, nếu bé vẫn hồng hào thì vẫn giữ bé ở tư thế nâng đầu và vuốt ngực để bé thở đều lại. Lúc này, nếu các mẹ đang cho bé ăn thì phải chờ đến khi bé hết mệt, vui vẻ, thở đều đặn trở lại mới cho ăn tiếp, nếu bé không muốn ăn nữa, bạn cũng không nên ép. Thời gian tốt nhất cho bé nghỉ ngơi là 30 phút – 1 tiếng. Trong thời gian này, mẹ có thể lau sạch khoan miệng cho bé để bé nhanh chóng lấy lại vị giác, rồi sao đó mới thử cho bé bú lại từng chút một.

Cách thứ hai: Lau sạch sữa cho bé, nếu thấy bé tái hoặc tím thì phải dùng phương pháp cấp cứu sặc sữa ngay lập tức. Các mẹ nhanh tay làm 2 động tác, để thông đường thở cho bé:

Bước 1: Đặt bé nằm sấp trên tay và đùi, đặt đầu bé ở vị trí thấp, tay trái đỡ phần cổ bé. Dựng bàn tay phải, vỗ 5 cái ở khoảng giưa xương  bả vai.

Động tác vỗ lưng xử trí sặc sữa.

Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay bước này. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của  bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần. Quan sát vùng họng và mũi bé, nếu có sữa, thì hút sạch.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng động tác ấn ngực bằng hai ngón tay.

Sau khi sơ cứu bẳng phương pháp trên, bé vẫn trong tình trạng nguy kịch, các mẹ không cần suy nghĩ gì, nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất. Mong rằng đây sẽ là cẩm nang tin cậy giúp mẹ nhanh chóng trị chứng ọc sữa cho con. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm tại đây những cách khác cũng giúp bé chống nôn trớ rất hữu ích.

Share This
COMMENTS
Comments are closed