Theo dõi sinh lý của trẻ sơ sinh

Khi trẻ mới chào đời, vì tiếp xúc lần đầu với môi trường ngoài tử cung nên các bậc cha mẹ cần có chế độ theo dõi sức khỏe bé thường xuyên để kịp thời điều trị những biến chứng bất thường, gây nguy hiểm đến cơ thể bé.

1. Những yếu tố sinh lý cần được theo dõi 

Yếu tố đầu tiên đó là vùng da sinh lý, tức là hiện tượng da vàng ở trẻ sơ sinh. Vùng da sinh lý gặp ở khoảng một phần ba trẻ sơ sinh bình thường giữa ngày 2 và 5 sau khi được sinh ra. Hiện tượng này một phần do tình trạng chưa trưởng thành của các tế bào gan và tăng bilirubin trong máu, vì các hồng cầu bị phá hủy. Bú mẹ là phương pháp tốt nhất để giảm đi tình trạng này và da bé sẽ trở lại bình thường sau vài ngày. 

Nếu hiện tượng này kéo dài lâu và đi kèm một số biến chứng khác thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời. 

Yếu tố thứ hai là theo dõi phân-su – chủ yếu do các tế bào bong, dịch nhầy và sắc tố mật tạo nên – được đẩy ra ngoài trong 2-3 ngày đầu. Phải thấy phân su xuất hiện trong vòng 36 giờ sau khi sinh. Ruột khi mới sinh vô khuẩn nhưng sau vài giờ đã có các khuẩn lạc phát triển. Phân xuất hiện vào ngày thứ 5, thường có màu vàng nhạt, mùi thối. Trẻ bú mẹ sẽ đại tiện ít hơn trẻ cho bú sữa bằng chai.

Yếu tố tiếp theo mà các cần lưu ý là hệ thống hô hấp của trẻ. Phổi của thai nhi không chứa khí, có đầy dịch phổi và nước ối. Thai nhi có áp lực oxygen trong máu động mạch vào khoảng 30-35 mmHg. Tình trạng này chuyển rất nhanh tới mức của người lớn khi hô hấp được thành lập, nhịp thở khoảng 30 lần /phút và có thể rất thất thường.

Theo dõi những yếu tố sinh lý sẽ giúp mẹ biết được tình trạng sức khỏe của bé

Bên cạnh việc hô hấp thì việc theo dõi tim mạch cũng rất quan trọng. Với nhịp thở đầu tiên, phổi nở ra, ác mạch phổi co lại trước đó thì nay kích thước tăng lên. Ống động mạch, có một lớp áo cơ rất mỏng, co lại mạnh và tất cả máu từ tâm thất phải đi lên phổi. Hiện tượng này sẽ làm tăng áp lực của tâm nhĩ trái, và giảm đi áp lực của tâm nhĩ vì dòng máu ở bánh nhau bị ngừng lại. Máu giờ đây có xu hướng chảy từ bên trái sang bên phải qua lỗ bầu dục, tình trạng này làm cho lỗ này bị đóng lại.

Sau khi dây rốn được cặp lại thì các động mạch rốn cũng bị huyết khối; tồn tại dưới dạng các động mạch hạ vị bị tắc lại.

Tĩnh mạch rốn tắc lại sau ngày thứ 4 đến 6, tồn tại dưới dạng dây chằng tròn của gan. Ống tĩnh mạch đóng lại muộn hơn một chút và tồn tại dưới dạng dây chằng tĩnh mạch.

Theo chức năng động mạch được đóng lại hầu như lập tức và bị tắc hẳn vào tuần thứ 6. Lỗ bầu dục đóng lại dần dần và có thể phải mất nhiều tháng song hầu như đóng lại một cách cơ năng một khi áp lực tâm nhĩ trái lớn hơn so với bên phải.

2. Một số yếu tố khác

– Cân nặng: thường sụt cân trong 3-4 ngày đầu, ngay cả khi cho ăn nhân tạo. Cân nặng lúc mới sinh phải lấy lại được trong vòng 10 ngày.

– Nhiệt độ: nhiệt độ khoảng 36,7°C nhưng thường có tình trạng thân nhiệt không ổn định nhẹ trong vòng tuần đầu.

– Mạch : ghi được bằng cách nghe tiếng đập mỏm tim. Thường từ 120-150 lần/phút.

– Hô hấp: nhịp thở khoảng 30 lần/phút ban đầu, về sau chậm hơn. Thở không đều hay gặp trong tuần đầu.

– Nôn trớ: nôn trớ là một dấu hiệu không đặc trưng ở trẻ nhỏ. Nó có thể làm nhân viên chuyên môn lưu ý tới khả năng của một bệnh khác , chẳng hạn như nhiễm khuẩn. Nôn có màu mật là một biểu hiện nguy hiểm và có thể là triệu chứng của tắc ruột, bao giờ cũng phải kiểm tra một cách cẩn thận.

– Các bữa ăn: Bữa ăn đầu tiên thường là nước đã đun sôi trong trường hợp trẻ hít phải dịch ối hoặc mắc dị tật bẩm sinh.

– Phân: tiếp sau phân su là phân bình thường , vào ngày thứ 4 hoặc 5 có màu vàng và mùi thối, trẻ bú mẹ có thể đại tiện ít lần hơn.

– Lười ăn: cần phải theo dõi chặt chẽ những trẻ lười ăn để phát hiện xem có biểu hiện bệnh lý nào không, chẳng hạn như nhiễm khuẩn, hạ đường huyết, V..V…

Trẻ mới sinh còn rất non nớt nên cần được theo dõi và chăm sóc kỹ càng. Các mẹ có thể theo dõi các yếu tố trên để biết được tình trạng sức khỏe của trẻ và có những biện pháp điều trị kịp thời nếu tình trạng ấy xấu đi. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đảm bảo cho trẻ sơ sinh một chế độ dinh dưỡng thật tốt, ngoài việc bú mẹ thì mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm khác phù hợp với hệ tiêu hóa của bé. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm dinh dưỡng của trẻ sơ sinh tại đây để bổ sung hiệu quả cho sự phát triển của trẻ. 

Share This
COMMENTS
Comments are closed