Hoạt động quản lý của trường mầm non
Hoạt động quản lý của trường mầm non
Trường MN là đơn vị cơ sở của ngành học MN. Vì vậy, hoạt động quản lý của nhà trường mang tính xã hội, tính khoa học, tính kỹ thuật và nghệ thuật của hoạt động quản lý.
Mỗi trường MN đều chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, hành chính của P. GD&ĐT quận và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi trường đóng.
Chủ thể quản lý của trường MN chính là CBQL MN (Hiệu trường, Phó Hiệu trưởng).
CBQL trường MN chủ yếu quản lý về các mặt:
– Quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
– Quản lý trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị – đồ dùng, đồ chơi.
– Quản lý hành chính và tài chính.
– Quản lý nhân sự.
Trong các trường MN, cơ cấu bộ máy quản lý và các mối quan hệ, phối hợp với các lực lượng XH bao gồm:
– Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND cấp quận (huyện) bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng.
– Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường lãnh đạo nhà trường hoạt động trong khuôn khổ hiếp pháp và pháp luật.
– Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường theo quy định của pháp luật, giúp nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
– Mỗi UBND Phường (xã) đều có Chủ tịch – cán bộ phụ trách khối văn hóa – xã hội – có trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc tham mưu với cấp trên và vận động, tuyên truyền các lực lượng xã hội tham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất và chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN.
– Sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý nhà trường.