Chia sẻ cho mẹ bí quyết cho con bú đúng cách
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc quan trọng đối với nhiều bà mẹ đặc biệt là các mẹ mới sinh con lần đầu. Bởi cơ thể bé nhỏ của trẻ còn yếu nên mỗi tác động đều ảnh hưởng rất lớn. Trong đó, việc cho con bú đúng cách là việc quan trọng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bà mẹ bỉm sữa những vấn đề về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Giải đáp thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ
Lượng sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh mỗi ngày?
Đối với trẻ sinh đủ tháng thì cho con bú đúng cách là:
- Trong tuần đầu tiên, mỗi ngày cần khoảng 60-80 kcal cho mỗi ki-lô-gam thể trọng;
- Ở tuần thứ hai là 80-100 kcal;
- Tuần thứ ba trở lên là 100-200 kcal.
Đối với trẻ sinh non thiếu tháng: Mỗi ngày cần khoảng 120-150 kcal cho mỗi ki-lô-gam thể trọng.
Với trẻ sinh đủ tháng, nhu cầu lượng protein mỗi ngày từ sữa mẹ cho mỗi ki-lô-gam thể trọng là 1,2g.
Tuy nhiên với trường hợp không đủ sữa mẹ, thì cần cho trẻ ăn sữa ngoài, và mỗi ngày lượng protein nhận được cho mỗi ki-lô-gam thể trọng là 2-3g mới đủ nhu cáu.
Lượng lipid cho trẻ sơ sinh mỗi ngày cho mỗi ki-lô-gam thể trọng là 4-6g, nhu cầu đường là 10-12g, lượng nước cần là 100-120ml.
Nên cho trẻ sơ sinh bú lần đầu khi nào?
Các chuyên gia cho rằng nên cho con bú lần đầu sau khi sinh từ 20-30 phút, muộn nhất cũng không quá sáu tiếng. Lí do là vì:
1. Sau khi sinh 20-30 phút, phản xạ bú của bé rất mãnh liệt, việc bé dùng sức mút sữa sẽ kích thích tuyến sữa, vì vậy hãy cho trẻ bú càng sớm càng tốt để sữa tiết ra nhiều hơn.
2. Khi trẻ bú sữa, cơ thể mẹ sẽ tiết ra oxytocin, thúc đẩy tử cung co lại và nhanh hồi phục, giảm chứng xuất huyết, sản dịch nhanh sạch hết.
3. Bú sớm, trẻ sẽ sớm nhận được những chất miễn dịch từ sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
4. Đây là thời điểm tốt nhất để tạo dựng tình cảm giữa mẹ và bé, trẻ mới sinh ra được tiếp xúc càng nhiều, càng sớm với mẹ thì tình cảm sẽ càng thân thiết, tinh thần và thể chất của bé sẽ phát triển càng nhanh. Vì vậy những bà mẹ trẻ hãy cố gắng cho bé yêu của mình được bú càng sớm càng tốt.
Lượng sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhẹ cân?
- Trẻ nhẹ cân là những trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg.
- Có hệ thống trung khu thần kinh phát triển chưa hoàn thiện
- Những động tác bú, nuốt của trẻ chưa được nhịp nhàng;
- Dung lượng dạ dày nhỏ, đường ruột yếu, thành dạ dày mỏng, thượng vị phát triển chậm, rất dễ bị nôn trớ
- Các acid béo của trẻ cũng không đủ, khó tiêu hoá chất béo.
Do đó, việc nuôi trẻ nhẹ cân bằng sữa mẹ giúp giảm được sự tiêu hoá kém, tiêu chảy và nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ. Tuy nhiên nếu không có sữa mẹ thì nên cho trẻ ăn sữa thay thế hoặc sữa bột, và lượng sữa bằng 1/5 cân nặng trẻ. Ví dụ trẻ nặng 2kg thì mỗi ngày nên cho ăn khoảng 400ml, cứ 2-3 giờ ăn một lần.
==> Mẹ muốn tìm hiểu về sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh ngoài sữa mẹ? Clik ngay tại link https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/bai-viet/loai-sua-nao-tot-nhat-cho-be-so-sinh/
Cẩn thận kẻo trẻ sơ sinh ngạt thở khi bú sữa
Sau khi cho trẻ bú xong, hãy bế thẳng bé lên, để người bé dựa vào một bên người mẹ, cằm bé tì nhẹ lên vai mẹ, tay vỗ nhẹ sau lưng bé đến khi bé ợ hơi, như vậy có thể khiến không khí đã bị hút vào dạ dày trong lúc ăn thoát ra, tránh được việc bé bị trớ sữa. Sau đó đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm thẳng, đầu nghiêng sang một bên.
Đối với những bé bú sữa ngoài thì không nên cho bé tự nằm bú một mình vì sẽ làm bé sặc, ngạt thở, về lâu dài bé sẽ bị viêm tai giữa, sâu răng.
Kĩ thuật vỗ lưng trẻ sơ sinh sau khi cho bú
Hãy tạo thói quen vỗ lưng bé sau khi cho bú, một mặt tránh được việc bé trớ sữa, mặt khác vừa vỗ lưng vừa ngân nga hát ru sẽ vỗ về tâm lí bé, rất tốt cho quá trình giao lưu tình cảm giữa hai mẹ con, có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Chỗ cần vỗ là giữa lưng bé, tương đương với vị trí của dạ dày, không được vỗ mông hay vai trẻ. Khum bàn tay lại vỗ lưng để đầu trẻ lắc lư nhẹ là tốt nhất, như vậy mới tống được khí thừa ra khỏi dạ dày bé. cẩn để bé ợ ra hơi thì mới hoàn thành nhiệm vụ vỗ lưng bé, nếu bé vẫn chưa ợ thì tiếp tục vỗ.
Xử lí việc trẻ sơ sinh ngủ khi đang bú
Có những bé cứ đến lúc bú lại ngủ, có bé mới bú được vài giọt đã ngủ, lúc này mẹ có thể sờ nhẹ tai bé, lắc nhẹ người bé, dùng ngón tay gãi nhẹ bàn chân hoặc lấy khăn bông ướt lau vào trán bé, đánh thức bé dậy và cho bú. Nếu bé ăn được một chút lại ngừng thì có thể thực hiện lại những động tác trên đến khi bé tỉnh hẳn mới thôi.
Vì sao trẻ bị trớ sữa?
Trẻ bị trớ sữa có rất nhiều nguyên nhân như:
1. Nước ối đi vào dạ dày của trẻ sơ sinh: Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều ở trẻ sau khi sinh từ một đến hai ngày, trẻ nôn ra những chất nhầy đặc màu trắng hoặc màu đỏ như cà phê. Nguyên nhân là trong quá trình sinh nở, trẻ sơ sinh đã nuốt phải nước ối, dẫn đến việc kích thích dạ dày mà gây nên hiện tượng nôn trớ, chứng bệnh tạm thời này có thể thuyên giảm sau khi bé đã nôn hết nước ối.
2. Trẻ nuốt nhiều không khí trong lúc bú: Khi bú mẹ xong, bé lập tức ói sữa, đồng thời nôn nhiều và ợ hơi. Đó là vì cách cho bú không đúng, như đầu vú mẹ bị lõm vào khiến bé mất sức khi ăn, nuốt vào nhiều không khí
3. Cho bú quá nhiều, sữa quá lạnh: Cho trẻ bú nhiều lần hoặc một lần nhưng lượng sữa nhiều, cùng với việc sữa pha quá lạnh sẽ dẫn đến dạ dày trẻ bị kích thích, khiến trẻ bị nôn ói.
4. Trớ sữa do sinh lí: Thành dạ dày của trẻ sơ sinh phẳng, môn vi lỏng lẻo, nếu sau khi trẻ ăn mà di chuyển quá nhiều hoặc đặt trẻ nằm không đúng tư thế sẽ khiến sữa bị đẩy ngược lên và trào ra ngoài
5. Dị tật đường tiêu hoá: Trẻ sau khi sinh bị nôn nhiều, càng ngày càng nghiêm trọng, đồng thời khi sờ vào bụng thấy nổi cứng lên có trẻ sau khi sinh vài ngày vẫn không đi đại tiện thì có khả năng trẻ bi bệnh hẹp môn vị, tắc ống thực quản, khí quản thực quản bị dị dạng di tật không có hậu môn… nên kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị
6. Trẻ sơ sinh trớ sữa mẹ do nhiễm vi khuẩn: Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh hít phải khí lạnh mà nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho nhiều kích thích trẻ sơ sinh ói sữa, hoặc nhiễm khuẩn đường ruột dẫn tới rối loạn chức năng đường tiêu hoá mà sinh ra trớ sữa cần kịp thời tiến hành các liệu pháp chống nhiễm trùng.
7. Trẻ sơ sinh trớ sữa sau khi được uống thuốc: nguyên nhân là do tác dụng kích thích của thuốc lên lưỡi, cổ họng, hầu, niêm mạc dạ dày mà khiến trẻ dễ phát sinh phản xạ nôn sau khi uống thuốc.
Tốt nhất mẹ nên nhận biết từng nguyên nhân và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất
Cách xử lí khi trẻ sơ sinh nôn trớ
Khi bé bị nôn, người lớn không nên hoảng hốt, hãy tạm thời ngưng cho bé bú và đặt đầu bé nghiêng sang một bên để đề phòng chất nôn di vào khí quản gây ngạt thở cho bé.
Sau khi bé nôn, gia đình nên kịp thời đưa bé đến bệnh viện khám, quan sát kĩ màu sắc, lượng nôn và những trạng thái khác của những thứ nôn ra để làm căn cứ cho bác sĩ chẩn đoán.
Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị nấc?
Trẻ cũng có khi bị nấc như người lớn. Khi trẻ hít phải không khí lạnh hoặc bú quá nhanh, thần kinh tự chủ của trẻ bị kích thích sẽ gây ra sự co thắt không chủ ý ở cơ hoành khiến trẻ thở mạnh ra những tiếng “Ợ” một cách có nhịp điệu, tạo nên hiện tượng nấc ở trẻ. Khi trẻ bị nấc, có thể cho uống chút nước ấm hoặc kích thích lòng bàn chân để trẻ khóc, như thế có thể khỏi nấc.
Sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé, là loại “vắc xin” miễn dịch sớm nhất mà trẻ nhận được, là lựa chọn tốt nhất trong các loại sữa cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với những bà mẹ không có sữa thì sữa công thức là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ.
Sữa công thức là lựa chọn đầu tiên nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn
Sữa công thức là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp không thể nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa công thức là sữa được chế biến theo công thức gần giống với sữa mẹ nhất, đồng thời loại bỏ những thành phần không thích hợp cho hệ tiêu hoá của bé, tăng thành phần dinh dưỡng mà bé cần để bảo đảm nhu cầu trao đổi chất. Phương pháp nuôi dưỡng này gọi là “nuôi bộ”.
Sữa công thức tốt cho trẻ sơ sinh nhờ vào những ưu điểm có trong thành phần sữa:
- Lượng protein thấp, có thể giảm nhẹ gánh nặng cho thận, tăng lượng taurine cho nhu cầu của trẻ;
- Điều chỉnh tỉ lệ protein không thích hợp trong sữa để nó gần với sữa mẹ hơn;
- Tăng các acid béo không bão hoà để đáp ứng nhu cầu acid amin cần thiết cho trẻ;
- Điều chỉnh tỉ lệ khoáng chất như can-xi, phốt-pho để giảm thiểu việc trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như hypocalcemia (hạ can-xi huyết), chứng tăng phosphate huyết;
- Tăng những khoáng chất còn thiếu trong sữa như sắt, i-ôt, vitamin A, vitamin D, vitamin K,… từ đó bảo đảm đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sinh trưởng và phát triển.
Lượng sữa sữa nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong nuôi bộ
Khi nuôi bộ, thời gian cho ăn là 3-4 tiếng một lần, tuy nhiên các mẹ có thể linh động tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Đối với trẻ sinh đủ tháng:
Ngày đầu tiên mỗi lần cho ăn từ 15-20ml, sau đó căn cứ vào tình hình của trẻ mà mỗi lần tăng thêm 10-15ml cho đến khi đạt đến 90ml, vào ban đêm có thể kéo dài khoảng cách giữa hai bữa ăn.
Sau 1 tuần, có thể giảm còn 5-6 lần ăn trong mỗi ngày. Khi tổng lượng sữa trẻ sơ sinh ăn mỗi ngày đạt tới 120-180ml cho mỗi ki-lô-gam thể trọng thì đã đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Ví dụ trẻ sơ sinh nặng 4kg thì tổng lượng sữa ăn mỗi ngày là 480-720 ml. Cho ăn quá nhiều sẽ khiến tế bào mỡ trong bé tăng cao, dễ xuất hiện chứng béo phì về sau (thời kì nhi dồng).
Kết luận
Trên đây chúng ta vừa giải đáp một số thắc mắc quan trọng khi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh mà một số bà mẹ thường gặp. Các mẹ có thể tham khảo thêm một số thông tin khác trên kênh thông tin mẹ và bé để việc nuôi con bằng sữa được dễ dàng và tốt hơn.