Vai trò của cha mẹ trong việc xây dựng suy nghĩ tích cực ở trẻ.

 

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu vai trò của cha mẹ trong việc giúp con đối phó với những vấn đề của chúng, tôi muốn bạn làm một bài thực hành nhỏ. Dưới đây là ba tình huống thông thường mà nhiều bậc cha mẹ vẫn gặp phải với con cái mình.

 

Bạn hãy viết ra cách mà bạn sẽ phản ứng nếu con trai hay con gái của bạn nói với bạn những điều sau: Bạn đã viết ra những câu nói hoặc phản ứng thông thường của bạn chưa? Đưa ra những câu trả lời thành thật là điều kiện tiên quyết, vì chỉ có thế bạn mới hiểu rõ biện pháp mà bạn thường sử dụng là như thế nào, để có thể tìm kiếm giải pháp mới hoặc cải thiện giải pháp hiện tại cho phù hợp hơn.

 

1) Con trai: “Con đánh nhau với thằng Jerry ngu ngốc ở trường”.

Phản ứng của bạn:

2) Con trai: “Có đứa nào chôm mất điện thoại của con khi con để

trên bàn học trong lớp”.

Phản ứng của bạn:

3) Con gái: “Nhỏ bạn thân nhất của con đã phản lại con!”

Phản ứng của bạn:

187

Sau khi phỏng vấn khoảng trên một trăm phụ huynh về những phản ứng của họ, tôi đã tổng hợp những câu trả lời thông thường nhất và kê ra dưới đây.

1) “Con đánh nhau với thằng Jerry ngu ngốc ở trường.”

Phản ứng thông thường của cha mẹ:

  • “Con nghĩ đánh nhau là khôn ngoan lắm hả?”
  • “Ðã bao lần mẹ nói con không được đánh nhau rồi?

Con có muốn bị đuổi học không?”

  • “Con có phải là hạng du côn không vậy? Chỉ có bọn du

côn mới đánh nhau thôi.”

  • “Ai gây sự trước? Lần này con lại gây ra chuyện gì thế

không biết?”

2) “Có đứa nào chôm mất điện thoại của con khi con để trên

bàn học trong lớp.”

Phản ứng thông thường của cha mẹ:

  • “Ai bảo con bạ chỗ nào cũng vất đồ đạc lung tung!”
  • “Con thì có bao giờ giữ được cái gì đâu!”
  • “Ai cho con mang điện thoại đến trường? Không biết giữ thì không đáng được xài! Ðáng đời lắm!”
  • “Con có chắc là mình không đánh rơi hay để quên ở đâu đó chứ?”

3) “Nhỏ bạn thân nhất của con đã phản lại con!”

Phản ứng thông thường của cha mẹ:

  • “Chắc con đã làm chuyện gì với nó đúng không?”
  • “Ðừng lo, trên đời này thiếu gì bạn tốt.”
  • “Có gì mà phải buồn! Chuyện ấy thì có gì là ghê gớm.”
  • “Không chơi với nhỏ đó nữa thì càng tốt cho con chứ sao.”

188

Bạn có câu trả lời nào giông giống với những câu trả lời trên không? Bây giờ, hãy đặt bản thân bạn vào trường hợp của con trẻ khi nghe những lời đáp lại của cha mẹ. Bạn cảm thấy mình nhẹ nhõm hơn, khuây khỏa hơn hay chỉ thấy buồn phiền, giận dữ hơn? Bạn có còn muốn “dốc bầu tâm sự” với người lớn về những mất mát, tổn thương mà mình đang gánh chịu, hay đơn giản bạn nghĩ ngậm miệng là hơn? Bạn muốn nghe những lời vàng ngọc của cha mẹ hay chỉ muốn bịt tai lại? Những lời ấy có tiếp thêm sức mạnh và động lực để bạn giải quyết vấn đề của mình không?

 

 

Share This
COMMENTS
Comments are closed