Biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi các loài côn trùng gây hại

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của các loài côn trùng từ môi trường xung quanh, do đó ba mẹ cần lưu ý một số ý một số cách bảo vệ con khỏi côn trùng cắn cũng như biết cách xử lý khi con bị côn trùng tấn công. Một số loài côn trùng phổ biến thường gặp xung quanh nhà là kiến, muỗi, sâu… Ngoài ra cha mẹ cũng cần biết cách xử lý hoặc diệt kiến diệt muỗi tại nhà để bảo vệ con trẻ.

Cách xử lý tình huống khi trẻ bị côn trùng cắn

Xử lý khi bị kiến đốt

Kiến cũng có nhiều loại kiến vì vậy ba mẹ cần biết cách phân biệt các loại kiến thường hay kiến độc để có phương pháp xử lý phù hợp. Loại kiến độc mà các gia đình thường gặp phải hiện nay là kiến ba khoang. Với loại kiến này ba mẹ cần có phương pháp đặc biệt để tránh những hệ lụy về sau.

Cách xử lý khi bị kiến thường cắn

Hiện nay một số cha mẹ vẫn còn chủ quan khi con bị kiến cắn vì cho rằng điều này không ảnh hưởng nhiều tới trẻ. Tuy nhiên, với những trẻ có làn da nhạy cảm sẽ rất dễ bị dị ứng, sưng đỏ, đau nhức khi bị kiến cắn.

Nếu bị kiến đỏ hoặc kiến lửa cắn, cha mẹ chỉ cần làm dịu vết cắn bằng xà phòng, sau đó chườm đá lạnh khoảng 10 phút để vết cắn dịu hơn, chú ý nên bọc đá vào một tấm vải để tránh trẻ bị bỏng lạnh. Ngoài ra, cha mẹ có thể bôi thuốc mỡ để giúp vết thương dịu và mát lạnh, trẻ không còn cảm giác ngứa ngáy nóng rát nữa. 

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn

Diệt kiến ba khoang để bảo vệ trẻ khỏi nguy hiểm

Diệt kiến ba khoang để bảo vệ trẻ khỏi nguy hiểm

Kiến ba khoang nổi tiếng là loài kiến có chứa chất độc cực mạnh trong cơ thể. Chất độc của kiến ba khoang có thể làm cho da bị tổn thương, nổi bọng nước, nếu vỡ ra có thể gây lây lan rộng, ngứa ngáy, khó chịu.

Vì vậy khi trẻ em bị cắn lại càng nguy hiểm hơn, bởi trẻ không biết có thể đập hoặc chà kiến dễ làm chất pedirine dính vào da, gây tổn thương rộng hơn. Và có thể khiến trẻ bị mù nếu chất độc dính vào mắt.

Mẹ cần lưu ý khi trẻ bị kiến ba khoang đố hiệu đầu tiên có thể là những vết đỏ, lấm tấm mụn nước. Lúc này mẹ nên dùng nước muối sinh lý rửa cho trẻ.

Mỗi ngày rửa ít nhất 3 – 4 lần, sau đó bôi các thuốc làm dịu da như hồ teta – pred. Nếu vết thương khô thì mẹ có thể bôi kem kháng sinh lên da để vết thương nhanh lành hơn.

Mẹ nhắc trẻ không được gãi ngứa vì sẽ làm vết thương lan rộng, để tránh gây nhiễm trùng da toàn thân, lúc đó rất khó điều trị. Mẹ có thể đưa con đi khám bác sĩ để được sử dụng thuốc hợp lý nếu thấy các vết thương vẫn không có dấu hiệu giảm.

Cách phòng chống và diệt kiến trong nhà an toàn cho trẻ nhỏ

Để hạn chế tình trạng trẻ bị kiến cắn, mẹ cần tránh cho trẻ chơi những nơi bụi rậm có ổ kiến vì có thể là nơi ở của kiến ba khoang. Đồng thời mẹ cũng nên giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm xung quanh nhà để đảm bảo môi trường sống sạch, xanh và an toàn cho trẻ.

Ngoài những cách đuổi kiến dân gian như sử dụng tinh dầu chanh, cam, … thì ba mẹ cũng nên liên hệ với các trung tâm diệt kiến diệt côn trùng để được tư vấn và diệt kiến bằng phương pháp sinh học an toàn cho trẻ.

Xử lý khi trẻ bị muỗi chích

cách xử lý khi trẻ bị muỗi chích

Diệt kiến, diệt muỗi xung quanh nhà để bảo vệ trẻ

Với những trẻ có làn da nhạy cảm, một vết muỗi nhỏ cũng khiến da bị sưng tấy và bưng mủ. Bị muỗi chích cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da và truyền nhiễm, nguy hiểm hơn nếu bị muỗi vằn cắn trẻ có thể bị sốt xuất huyết.

Ba mẹ có thể tham khảo những cách sau để xử lý kịp thời khi trẻ bị muỗi chích

– Đối với trẻ sơ sinh, có mẹo dân gian khuyên sử dụng sữa mẹ để làm dịu vết thương do muỗi đốt. Cách này cũng hiệu quả được nhiều bà mẹ áp dụng.

– Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể lấy đá bọc vào khăn mỏng và xoa đều lên vết thương để giảm sưng và đau cho trẻ.

Nếu trẻ bị muỗi vằn đốt mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức bởi vì trẻ có thể sẽ bị sốt xuất huyết. Trong đó, các triệu chứng thường gặp như đau đầu, da xung huyết, đau khắp cơ thể, viêm họng, viêm niêm mạc mắt, nôn ói, tiêu chảy… Và khi biến chứng xảy ra có thể dẫn tới tử vong.

Mẹ nên liên tục lau nước ấm cho trẻ để tránh biến chứng sốt cao và gây co giật, tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Xử lý tình huống khi trẻ bị sâu róm đốt

Diệt sâu, diệt kiến xung quanh nhà để tránh trẻ bị tấn công

Diệt sâu, diệt kiến xung quanh nhà để tránh trẻ bị tấn công

Loài côn trùng này tuy không chủ động tấn công người nhưng nếu chạm vào lông gai của chúng đều chứa độc tố và tiết ra khi trẻ chạm vào. Các độc tố sẽ gây ngứa rát, thậm chí một số loài còn tiết ra độc tố khiến cơ thể trẻ đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc với lông sâu róm. Đi kèm theo đó là triệu chứng nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa, nếu biến chứng có thể gây sưng hạch, co giật và tử vong.

Để xử lý nhanh khi trẻ bị sâu róm đốt hãy dùng cây hất sâu róm ra sau đó lấy khăn lông lau sạch lông gai sâu róm trên người bé. Tiếp tục rửa bằng nước sạch, chườm nước đá để giảm sưng ngứa và nhắc không cho trẻ gãi.

Kết luận

Việc xử lý nhanh các tình huống khi trẻ bị côn trùng cắn giúp ích rất nhiều cho việc điều trị sau này. Để bảo vệ môi trường an toàn cho trẻ ba mẹ có thể liên hệ với các công ty diệt kiến, diệt côn trùng để được tư vấn về cách phòng chống và có hướng xử lý kịp thời, an toàn.

Share This
COMMENTS
Comments are closed